Viêm lợi là một chứng bệnh phổ biến, cả người lớn và trẻ nhỏ đều là đối tượng dễ mắc phải. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của người mắc. Vậy bệnh viêm lợi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Viêm lợi là gì?

Tại Việt Nam, điều tra sức khỏe răng miệng được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, 95% số người đến khám tại các trung tâm răng - hàm - mặt có biểu hiện của viêm lợi.

Bệnh viêm lợi hay còn gọi viêm nướu là tình trạng nhiễm trùng phần mô xung quanh răng. Khi bị viêm, lợi sẽ sưng đau, mềm bở và chuyển từ màu hồng sang đỏ ửng hay xanh xám gây viêm sưng lợi. Khi chải răng, lợi dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu tự phát.

 Bệnh viêm lợi là gì?

Bệnh viêm lợi là gì?

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

- Viêm lợi có thể dẫn đến viêm nướu răng, lan đến các mô cơ, xương và thậm chí gây mất răng.

- Làm tăng nguy cơ đau tim, viêm phổi và đột quỵ.

- Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm lợi thì khi sinh ra thường bị nhẹ cân.

- Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng sinh non.

>>> Xem thêm: Bị viêm lợi cấp có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện? TẠI ĐÂY

Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở giữ cho chân răng được chắc chắn. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính gây bệnh viêm lợi nói riêng và các bệnh viêm nhiễm khoang miệng nói chung là do vi khuẩn, virus, nấm. Ở bệnh viêm lợi, là do việc vệ sinh răng miệng kém dẫn đến các mảng thức ăn thừa tồn tại lâu trong khoang miệng, hình thành các mảng bám, cao răng - đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng sinh sôi, phát triển và tấn công niêm mạc lợi, gây bệnh viêm lợi.

Ngoài ra, một số yếu tố cũng góp phần gây bệnh viêm lợi như:

- Giảm tiết nước bọt: Một số thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu,...) hoặc mắc các bệnh lý làm giảm việc tiết nước bọt, gây khô miệng, tạo điều kiện cho các mảng bám và cao răng tích tụ dễ dàng hơn, từ đó gây viêm lợi.

- Nghiện rượu, thuốc lá.

 Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

- Ăn nhiều đồ ngọt, cay.

- Ăn đồ ăn nóng, lạnh đột ngột.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

- Người bị bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm lợi

Các dấu hiệu của bệnh viêm lợi thường rất dễ nhận biết, có thể dễ dàng quan sát trực tiếp từ bên ngoài và cảm nhận được từ bên trong.

- Khi bị viêm lợi nhẹ, người bệnh thường thấy đau nhức lợi xung quanh, nhất là lúc ăn uống các thực phẩm nóng, lạnh. Đồng thời vùng bị viêm lợi sẽ sưng tấy và căng mọng.

 Lợi bị sưng tấy và căng mọng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi

Lợi bị sưng tấy và căng mọng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi

- Lợi có màu sắc bất thường, màu đỏ nhạt hoặc đỏ thẫm, xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên lợi.

- Khi đánh răng rất hay bị chảy máu, hoặc tự nhiên bị chảy máu.

- Xuất hiện cao răng, các mảng bám răng.

- Tổ chức chân răng lỏng.

- Miệng hôi.

>>> Xem thêm: Bị viêm lợi uống thuốc gì để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả TẠI ĐÂY

Viêm lợi uống thuốc gì?

Bị viêm lợi dùng thuốc gì là câu hỏi thường được mọi người quan tâm. Để phòng ngừa cũng như điều trị viêm lợi, bạn phải kết hợp đánh răng, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh răng miệng đúng cách cùng với các thuốc dưới đây:

Thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ ở răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm lợi. Sự kết hợp của kháng sinh nhóm macrolid với metronidazol mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng,...

Dung dịch súc miệng

Trong thành phần của dung dịch súc miệng thường chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin,... sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Thuốc kháng viêm non - steroid 

Điển hình như ibuprofen, diclophenac, meloxicam… làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau các viêm nướu răng. Lưu ý không dùng các thuốc này cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.

Nhóm thuốc corticosteroid(prednisolon, dexamethason…) 

Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau khi bị viêm lợi, viêm nướu răng.

Nhóm thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin,...)

Thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh như sốt xuất huyết.

>>> Xem thêm: Cách chữa viêm lợi bằng phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả TẠI ĐÂY

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc viêm lợi

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến răng lợi. Đặc biệt là người bị viêm lợi, dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục được tình trạng viêm lợi.

Viêm lợi nên ăn gì?

Để tăng cường sức khỏe nướu/lợi, cải thiện triệu chứng của bệnh viêm lợi, bên cạnh các phương pháp điều trị, người mắc cần sử dụng một số thực phẩm sau:

Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi: Rau xanh và hoa quả tươi là những thực phẩm giàu chất xơ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các tác nhân gây hại vùng nướu/lợi. Bên cạnh đó các loại trái cây giàu vitamin C như: Cam, chanh, bưởi,… còn giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả những bệnh về răng miệng.

Mật ong: Đây là một dược liệu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại, cải thiện hiệu quả bệnh viêm lợi. Bệnh cạnh đó trong mật ong còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng nướu/lợi, săn se niêm mạc, cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh.

Trà xanh: Trà xanh là một vị thảo dược giúp săn se niêm mạc, kháng khuẩn, chống sưng, giảm phù nề hiệu quả. Vì vậy, sử dụng trà xanh là một trong những cách hữu hiệu giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Trà xanh giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm lợi

Trà xanh giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm lợi

Các loại cá: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi,... chứa một lượng protein, omega - 3 dồi dào. Đây là những chất rất cần thiết cho sự phát triển của nha chu. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen ăn cá sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về nướu, hỗ trợ khả năng miễn dịch, chống lại nhiễm trùng khoang miệng.

Bổ sung vitamin C và K: Hai loại vitamin này khiến cho hệ mạch bền vững, giảm nhanh các triệu chứng của căn bệnh viêm lợi. Bạn có thể bổ sung:

Vitamin C từ: Cam, khoai lang, cà rốt, ớt đỏ,…

Vitamin K từ: Rau bina, rau cải bắp, cải xoăn,…

Bổ sung thực phẩm chứa axit lactic: Theo các chuyên gia, người bị viêm lợi nên ăn những loại thực phẩm chứa axit lactic. Loại axit này có tác dụng kìm hãm sự phát triển của một số vi sinh vật gây bệnh, rất tốt cho người bị viêm lợi. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.

Viêm lợi kiêng ăn gì?

Để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn, bạn nên kiêng và hạn chế ăn những loại thực phẩm sau:

Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột

Lượng đường trong thực phẩm sẽ bám vào sâu trong kẽ răng, lâu ngày tích tụ thành các mảng bám lớn – là môi trường cho các loại vi khuẩn phát triển gây sâu răng và viêm nướu.

Vì vậy, nếu nướu của bạn đang bị sưng thì nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột. Đặc biệt là các loại đường chứa trong bánh kẹo, nước ngọt, socola…

Khi bị viêm lợi bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột

Khi bị viêm lợi bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột

Đồ ăn cay nóng hoặc quá lạnh

Những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khi ăn vào sẽ có cảm giác răng bị ê buốt, làm cho lợi bị bỏng rát. Nhiều người có thói quen ăn cay nhưng khi bị viêm lợi thì bạn nên kiêng ăn các loại thức ăn có chứa nhiều: ớt, tiêu, các loại lẩu cay, nước nóng,… Bạn cũng nên giảm ăn các loại kem lạnh, uống nước đá,… để tránh làm cho nướu sưng thêm nhé!

Các loại thực phẩm cứng

Khi bị viêm lợi bạn cũng không nên ăn các loại thực phẩm cứng như: các loại trái cây sấy khô, hạt óc chó, hạt mắc ca,.. Vì những thực phẩm cứng này sẽ chà xát mạnh vào nướu làm nướu tổn thương và sưng lên to hơn, gây đau nhức khi ăn.

Viêm lợi nên hạn chế ăn đồ cay nóng để nướu răng không bị bỏng rát

Viêm lợi nên hạn chế ăn đồ cay nóng để nướu răng không bị bỏng rát

Những thực phẩm có vị chua

Bữa ăn của các gia đình Việt không thể thiếu các món ăn như cải chua, dưa món,… đây là món ăn kích thích khẩu vị người ăn và dễ tiêu hóa. Nhưng khi bạn bị viêm lợi, acid chứa trong thức ăn sẽ làm cho lợi bị bỏng rát và sưng tấy.

Ăn càng nhiều những thức ăn này nướu của bạn sẽ bị lở loét hơn, làm tình trạng viêm trở nên trầm trọng. Do đó, bạn nên tránh ăn những thức ăn có vị chua trong thời gian bị viêm nướu.

Chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê

Rượu bia, thuốc lá và những sản phẩm kích thích có chứa chất ức chế hoạt động của tuyến nước bọt, gây khô miệng. Khi bị miệng bị khô, sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào các vùng nướu bị viêm, làm cho nướu bị viêm nhiễm nặng hơn.

Chính vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng bia rượu, nước tăng lực, cà phê,… Và bạn cũng nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá để sức khỏe răng miệng được tốt hơn.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ là gì? TẠI ĐÂY

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm lợi an toàn, hiệu quả

Theo chuyên gia, để điều trị triệt để bệnh viêm lợi thì cần phải giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, đồng thời chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh các thức ăn kích thích như tiêu, ớt, không nên uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá,...

Hiện nay, việc điều trị bệnh viêm lợi vẫn chủ yếu tập trung vào 2 mục tiêu là:

Mục tiêu ngắn hạn:

Cải thiện các triệu chứng đau rát, xót, nhức, giảm viêm, ngứa ngáy, khó chịu, làm dịu niêm mạc, săn se vết loét, giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.

Mục tiêu dài hạn:

+ Kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây hại trong khoang miệng.

+ Tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng răng, lợi, niêm mạc miệng, từ đó giúp tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng.

+ Phòng ngừa tái phát.

Tuy nhiên, các phương pháp bệnh viêm lợi nói riêng và các bệnh viêm loét khoang miệng nói chung là sử dụng các thuốc bôi tại chỗ và súc miệng chứa kháng sinh, chống viêm. Điều này có thể giúp giảm đau và lành vết thương, tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng và khi dùng quá 5 ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, và vi khuẩn sẽ kháng thuốc. Sử dụng lâu dài còn có thể gây nên những tác dụng phụ như: Giòn xương, tăng tiết axit dạ dày, kháng thuốc,...

Nhận thấy những bất cập trong điều trị bệnh viêm lợi hiện nay nên các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth.

Gumimouth là gel bôi kháng khuẩn, làm sạch miệng với thành phần chính là nano bạc - một chất sát khuẩn tự nhiên an toàn và rất hiệu quả đối với những người mắc các bệnh viêm loét trong khoang miệng. Ngoài nano bạc, sản phẩm Gumimouth còn có sự kết hợp với các thành phần khác như: Chitosan, chiết xuất neem, chiết xuất duối, đinh hương, kẽm salicylate,... có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm trong khoang miệng, giúp chống viêm, kháng khuẩn, săn se niêm mạc, thu nhỏ ổ loét, giảm đau, cung cấp dinh dưỡng cho nướu, lợi, hỗ trợ cải thiện các bệnh về răng miệng triệt để. Sản phẩm Gumimouth ra đời được xem là giải pháp toàn diện, an toàn và hiệu quả với các bệnh khoang miệng bởi chứa những thành phần ưu việt có 4 nhóm tác dụng như sau:

Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng

Kẽm salicylate (Zinc salicylate): Kẽm là vi chất cần thiết, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng. Ngoài ra kẽm còn có đặc tính chống viêm, làm giảm các triệu chứng của viêm khoang miệng như đỏ, nóng, sưng tấy, đau nhức, giúp tăng tái tạo biểu mô nên đây là một tác nhân giúp làm dịu và giảm ngứa rất tốt.

Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, từ đó tác động vào nguyên nhân gây bệnh

 Nano Bạc (Nano Silver): Nano bạc có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn phổ rộng bằng cách phá hủy chức năng của màng tế bào vi sinh vật và hoạt tính của các men. Ngoài ra, Nano bạc có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.

  Nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus 

Nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus

Các thành phần giúp giảm triệu chứng: Giảm đau, chống viêm

Chiết xuất đinh hương (Syzygium aromaticum)

Đinh hương vị cay, mùi thơm, tính nóng có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

Từ lâu người ta đã biết dùng đinh hương làm thơm hơi thở. Trong y học Đông Phương, đinh hương được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm.

Tinh dầu đinh hương dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng.

Chiết xuất duối (Hoàng anh mộc, mạy xói) (Streblus asper Lour)

Duối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Vỏ duối dùng để chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi,…

Chiết xuất neem (Xoan Ấn Độ) (Azadirachta indica extract) 

Chiết xuất neem (Lá Xoan Ấn Độ hay còn gọi là sầu đâu) có tác dụng chống viêm mạnh thông qua cả 2 cơ chế: Ức chế ROS (nhóm hoạt chất oxy hóa tái hoạt) và Cytokine tiền viêm.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, dịch chiết lá Neem có hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm khoang miệng do vi trùng như loét miệng, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,...

Tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương

Chitosan: Được chế biến từ vỏ tôm hoặc vỏ các loài giáp xác khác, đóng vai trò như là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới. Giúp nhanh lành vết thương, ổn định pH trong khoang miệng.

 Gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm lợi hiệu quả

Gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm lợi hiệu quả

Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin về bệnh viêm lợi qua bài viết trên. Đừng quên sử dụng gel làm sạch miệng, kháng khuẩn Gumimouth mỗi ngày để bảo vệ răng miệng nhé!

Đánh giá của chuyên gia

"Bị viêm lợi nên điều trị như thế nào?" Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Bị viêm lợi trùm răng khôn phải làm sao? Chuyên gia Nguyễn Thành giải đáp TẠI ĐÂY

>>> Xem thêm: Viêm lợi chân răng là tình trạng gì và điều trị như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Thành giải đáp TẠI ĐÂY

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh viêm lợi và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0917230950/0917185170.

Mai Linh