Viêm lợi răng khôn là căn bệnh thường gặp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người mắc. Vậy viêm lời răng không có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện tình trạng này an toàn, hiệu quả? Để tìm hiểu về căn bệnh này và trả lời thắc mắc trên, mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. Xem ngay, đừng bỏ lỡ!

Viêm lợi răng khôn là bệnh gì?

Trong quá trình răng khôn mọc lên, phần lợi phía trong sẽ phát triển, bao lấy bề mặt, làm cho răng bị mắc kẹt lại và không thể mọc theo cách bình thường. Đó chính là bệnh lý viêm lợi răng khôn. Khi viêm lợi răng khôn xuất hiện, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, thậm chí là sốt cao. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài và gây những ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh như: Đau đớn khi nhai, khó mở miệng lấy thức ăn, đau khi nói chuyện,… Thực chất, đây là hiện tượng rất bình thường và hầu như ai cũng gặp phải khi những chiếc răng khôn mọc lên.

 Lợi phát triển và bao lấy bề mặt làm cho răng bị mắc kẹt lại

Lợi phát triển và bao lấy bề mặt làm cho răng bị mắc kẹt lại

Chúng ta có thể phát hiện viêm lợi răng khôn thông qua quan sát bằng mắt thường. Bệnh xuất hiện với những dấu hiệu tương tự lúc mọc răng khôn như: Lợi sưng đỏ, đau cứng, đôi khi ấn vào thấy chảy dịch mủ ra ngoài. Nếu như không được điều trị, bệnh có thể tiến triển nặng gây sốt, khó chịu, mệt mỏi, nổi hạch ở cổ hoặc tái phát nhiều lần. Do đó, việc phát hiện sớm viêm lợi răng khôn, hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn cảnh giác hơn với căn bệnh này.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng tái phát nhiều lần. TÌM HIỂU NGAY!

Nguyên nhân viêm lợi răng khôn (răng số 8)

Viêm lợi răng khôn thường xảy ra ở những người trong độ tuổi 20. Theo thống kê, có tới khoảng 81% người mắc ở độ tuổi 20 - 29. Bệnh không phụ thuộc vào giới tính, xuất hiện ở cả 2 giới với tỷ lệ tương đương nhau. Bên cạnh nguyên nhân là do mọc răng khôn, một số yếu tố cũng có thể khiến bệnh dễ xuất hiện hơn đó là:

Vệ sinh răng miệng kém

Khi vệ sinh răng miệng kém, các mảng bám sẽ có cơ hội tích lũy lại, trên bề mặt răng, tạo thành cao răng. Vi khuẩn có mặt trong các cao răng này sẽ là yếu tố kích thích gây viêm, khiến lợi sưng đỏ.

Căng thẳng, mệt mỏi

Khi cơ thể phải chịu những căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu. Lúc này, các vi khuẩn, virus, nấm dễ dàng xâm nhập và gây viêm.

 Căng thẳng mệt mỏi khiến lợi dễ bị viêm và sưng đỏ

Căng thẳng mệt mỏi khiến lợi dễ bị viêm và sưng đỏ

Nút gọi

Mang thai

Khi mang thai, các mao mạch nở rộng ra khiến cho lợi sưng lên. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Khi nhiễm khuẩn xảy ra ở đường hô hấp trên, các vi khuẩn, virus có thể lan xuống xoang và họng, gây viêm lợi răng.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi răng khôn, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, virus. Điều này được lý giải như sau: Khi chúng ta vệ sinh răng miệng không sạch, sức đề kháng bị suy yếu, chải răng không đúng cách,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công các tổ chức niêm mạc miệng. Tại đây, các tác nhân có hại này sẽ tiết ra độc tố gây viêm, nhiễm khoang miệng (đặc biệt là nướu), ngoài ra chúng còn phân giải thức ăn thừa tạo thành các hợp chất lưu huỳnh khiến cho người bệnh bị viêm nướu/lợi kèm theo hôi miệng. Mặt khác thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc viêm lợi.

>>> XEM THÊM: Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất là gì? Tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY!

Viêm sưng lợi răng số 8 (răng khôn) có nguy hiểm không?

Nhiều người thường thắc mắc viêm lợi răng khôn có nguy hiểm không? Và nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm nào? Nếu viêm lợi răng khôn không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng sau: 

Viêm và sâu các răng khác

Khi bị viêm lợi răng khôn, các vụn thức ăn dễ dàng bám vào trong kẽ răng và lợi. Việc vệ sinh răng lợi lúc này sẽ rất khó khăn do cảm giác đau khi chạm vào và răng khôn ở quá sâu, rất khó chải. Khi các vụn thức ăn này bám lâu trong kẽ răng, vi khuẩn sâu răng sẽ lên men đường tạo thành axit, gây kích ứng, khiến lợi sưng phồng. Sau đó, nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới các răng bên cạnh, gây viêm và sâu. Tình trạng này thường gặp ở trường hợp sưng lợi răng số 8.

Đau các bộ phận khác của đầu và cổ

Nếu nhiễm trùng không được điều trị, chúng có thể lan rộng sang các khu vực bên cạnh, gây sưng và đau ở một vị trí nào đó của cổ, đầu, cổ họng,… Từ đó, gây ra các hiện tượng như: Đau khi quay đầu, đau đầu, chóng mặt, nói chuyện khó khăn,…

 Đau đầu xuất hiện khi nhiễm trùng của răng khôn lan rộng

Đau đầu xuất hiện khi nhiễm trùng của răng khôn lan rộng

Nhiễm trùng huyết

Nguy hiểm nhất trong các biến chứng của viêm lợi răng khôn có mủ đó là hiện tượng nhiễm trùng huyết, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Hiện tượng này xảy ra khi các nhiễm trùng ở lợi di chuyển vào máu. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng: Sốt cao hoặc thân nhiệt hạ đột ngột, vã mồ hôi lạnh, tăng nhịp tim, nhịp thở, tụt huyết áp,… Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể chóng mặt, lú lẫn, bất lực và cuối cùng mất ý thức.

Viêm lợi răng khôn sẽ kéo theo những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Như vậy, việc điều trị bệnh sớm là rất cần thiết.

>>> XEM THÊM: Chảy máu chân răng phải làm sao? Lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn

Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm lợi răng khôn an toàn, hiệu quả

Bị viêm lợi răng khôn có nguy hiểm không, làm sao để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc điều trị các bệnh viêm lợi răng khôn thường sử dụng các thuốc bôi tại chỗ và súc miệng có chứa thành phần kháng sinh, chống viêm. Điều này có thể giúp giảm đau và lành vết thương, tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng và khi dùng quá 5 ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, vi khuẩn, kháng thuốc. Các kháng sinh, chống viêm đường uống trị nhiễm trùng khoang miệng có thể gây giòn xương, tăng tiết acid dạ dày dẫn đến viêm loét, tăng cân, kháng thuốc,... Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị virus, vi khuẩn. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã bào chế thành công gel bôi làm sạch và kháng khuẩn GumimouthSản phẩm mang đến tác dụng 4 trong 1:

Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng

Kẽm salicylate (Zinc salicylate): Kẽm là vi chất cần thiết, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng. Ngoài ra kẽm còn có đặc tính chống viêm, làm giảm các triệu chứng của viêm khoang miệng như đỏ, nóng, sưng tấy, đau nhức, giúp tăng tái tạo biểu mô nên đây là một tác nhân giúp làm dịu và giảm ngứa rất tốt.

Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, từ đó tác động vào nguyên nhân gây bệnh 

Nano Bạc (Nano Silver)Nano bạc có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn phổ rộng bằng cách phá hủy chức năng của màng tế bào vi sinh vật và hoạt tính của các men. Ngoài ra, Nano bạc có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.

  Nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus 

Nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus

Các thành phần giúp giảm triệu chứng: Giảm đau, chống viêm

Chiết xuất đinh hương (Syzygium aromaticum)

Đinh hương vị cay, mùi thơm, tính nóng có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

Từ lâu người ta đã biết dùng đinh hương làm thơm hơi thở. Trong y học Đông Phương, đinh hương được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm.

Tinh dầu đinh hương là chất gây tê tự nhiên dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng.

Chiết xuất duối (Hoàng anh mộc, mạy xói) (Streblus asper Lour)

Duối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Vỏ duối dùng để chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi,…

Chiết xuất neem (Xoan Ấn Độ) (Azadirachta indica extract) 

Chiết xuất neem (Lá Xoan Ấn Độ hay còn gọi là sầu đâu) có tác dụng chống viêm mạnh thông qua cả 2 cơ chế: Ức chế ROS (nhóm hoạt chất oxy hóa tái hoạt) và Cytokine tiền viêm.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, dịch chiết lá Neem có hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm khoang miệng do vi trùng như loét miệng, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,...

Tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương

Chitosan: Được chế biến từ vỏ tôm hoặc vỏ các loài giáp xác khác, đóng vai trò như là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới. Giúp nhanh lành vết thương, ổn định pH trong khoang miệng.

Gumimouth – Hỗ trợ điều trị viêm lợi trùm răng khôn có mủ

Gumimouth – Hỗ trợ cải thiện viêm lợi răng khôn 

Đặt mua ngay

Để cải thiện hiệu quả bệnh viêm lợi răng khôn, chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng Gumimouth đều đặn trước và sau tiểu phẫu. Hãy bảo vệ răng miệng của mình ngay hôm nay nhé!

Đánh giá của chuyên gia

"Bị viêm lợi nên điều trị như thế nào?" Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn dưới đây:

>>> Xem thêm: Bị viêm lợi dùng Gumimouth hỗ trợ cải thiện lâu dài có được không? Làm sao để phòng bệnh tái phát. Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn TẠI ĐÂY

Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề viêm lợi răng khôn có mủ và đặt mua sản phẩm Gumimouth chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305 hoặc (zalo/ viber) hotline: 0917.185.170 - 0917.230.950

Hạ Vy