Sử dụng vitamin B2 chữa nhiệt miệng là biện pháp được nhiều người áp dụng mỗi khi gặp phải tình trạng này. Vậy sự thật thì vitamin B2 chữa nhiệt miệng có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết này. 

Tại sao nên dùng vitamin B2 chữa nhiệt miệng?

Vitamin B2 (hay còn được gọi riboflavin) là một loại vitamin quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể. Vitamin B2 cũng có những tính chất như các vitamin nhóm B khác, hoạt động như chất chống oxy hóa, ngăn ngừa gốc tự do. Từ đó, vitamin B2 giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, trong đó có tình trạng nhiệt miệng

Vitamin B2 tham gia vào các quá trình chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate thành năng lượng cung cấp cho tế bào dưới dạng ATP. Việc thiếu hụt vitamin B2 sẽ dẫn đến trao đổi chất suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển và phục hồi cơ thể.

Với chức năng tăng cường sức đề kháng, tạo năng lượng cho cơ thể, vitamin B2 đã được sử dụng để điều trị nhiệt miệng. Vitamin B2 giúp làm lành nhanh các tổn thương mô liên kết ở niêm mạc miệng. Bên cạnh đó, vitamin B2 giúp kiểm soát các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần. 

Để tăng hiệu quả điều trị nhiệt miệng, ngoài việc sử dụng vitamin B2, bạn còn có thể phối hợp cùng với vitamin PP. Tuy nhiên, vitamin B2 không cho hiệu quả ngay lập tức mà thường cho tác dụng sau 5-7 ngày điều trị.

Vitamin B2 chữa nhiệt miệng hiệu quả

Vitamin B2 chữa nhiệt miệng hiệu quả

Dùng vitamin B2 như thế nào để trị nhiệt miệng?

Bạn chỉ nên dùng vitamin B2 chữa nhiệt miệng trong các trường hợp nặng, kéo dài dai dẳng. Tuyệt đối không nên lạm dụng sẽ dẫn tới các tác dụng không mong muốn. Để điều trị nhiệt miệng, bạn nên:

 - Trẻ em dùng 2,5 - 10 mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.

- Người lớn: Dùng 5 - 30mg/ngày, chia thành những liều nhỏ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vitamin B2 trong thực phẩm chữa nhiệt miệng như: Gan, thịt, trứng, các loại đậu, rau nhiều lá, sữa chua,…

Người nhiệt miệng nên bổ sung vitamin B2 qua thực phẩm tự nhiên

Người nhiệt miệng nên bổ sung vitamin B2 qua thực phẩm tự nhiên

Hỗ trợ điều trị nhiệt miệng bằng sản phẩm thiên nhiên

Bên cạnh việc dùng vitamin B2 để trị nhiệt miệng, sử dụng sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Điển hình là Gel làm sạch miệng&kháng khuẩn Gumimouth giúp làm sạch khoang miệng, kháng khuẩn tốt, đặc biệt là lành tính. 

Với thành phần chính là nano bạc kết hợp với nhiều thành phần thảo dược khác, cụ thể Gel làm sạch miệng&kháng khuẩn Gumimouth có tác dụng:

  • Nano bạc: Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tăng tổng hợp collagen.
  • Chiết xuất đinh hương: Có tác dụng làm thơm miệng, sát khuẩn khoang miệng. Tinh dầu đinh hương dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng.
  • Chiết xuất duối: Giúp thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chữa sâu răng,…
  • Chiết xuất neem: Có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, từ đó cho hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm khoang miệng: Viêm nướu, nha chu, lưỡi, nhiệt miệng, sâu răng,...
  • Chitosan: Chitosan có tác dụng tiêu diệt được vi khuẩn trong khoang miệng, đặc biệt là vi khuẩn gram dương. Giúp chữa lành vết thương, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ vết nhiệt miệng trước thức ăn và các chất dịch.
  • Kẽm salicylate: Giúp tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng, chống viêm, cải thiện các triệu chứng nóng, đỏ, sưng tấy, đau nhức khi bị nhiệt miệng.

Người nhiệt miệng nên bổ sung vitamin B2 qua thực phẩm tự nhiên

Gumimouth giúp cải thiện nhiệt miệng an toàn, hiệu quả

Sử dụng vitamin B2 chữa nhiệt miệng có thể đem lại hiệu quả nhưng lại không giúp giảm cảm giác đau, xót, rát nhanh chóng. Bởi vậy, giải pháp đang được đông đảo người mắc tin dùng hiện nay đó là sử dụng Gel làm sạch miệng&kháng khuẩn Gumimouth, hãy dùng ngay hôm nay để cảm nhận hiệu quả tuyệt vời của sản phẩm nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về sử dụng vitamin B2 chữa nhiệt miệng và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài: 0917212364.

Dược sĩ Thanh Hoa

Nguồn tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1941656/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/219561

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1941656/