Nhiệt miệng ăn gì cho mát là băn khoăn mà rất nhiều người mong muốn có lời giải đáp. Đây là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của người mắc. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu ngay!

Nhiệt miệng là tình trạng như thế nào?

Nhiệt miệng (loét miệng) là tình trạng viêm loét, trầy xước ở niêm mạc miệng hay nướu răng, có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Những vết loét này thường hình tròn hay bầu dục, tái đi tái lại nhiều lần ở cùng một vị trí. Tình trạng này khiến cho người mắc cảm thấy đau đớn, đặc biệt trong quá trình ăn uống hay nói chuyện.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên là gì? Làm sao để cải thiện?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Theo đông y, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của tây y, có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng nhưng các chuyên gia cho rằng viêm, nhiễm trùng niêm mạc miệng là nguyên nhân nhân hàng đầu gây bệnh. Vì một tác động bên ngoài nào đó như: Vệ sinh răng miệng không kỹ hay chải răng quá mạnh làm xây xước khoang miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm,… xâm nhập tấn công và gây loét miệng. Đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy giảm do sức đề kháng yếu sẽ khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng gây bệnh.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác góp phần vào sự tiến triển của chứng nhiệt miệng bao gồm:

- Tiền sử gia đình: Nhiều trường hợp mắc phải đều có người thân bị loét miệng. 

- Chấn thương do không may cắn phải hoặc vì tai nạn nào đó.

- Dị ứng một số loại thức ăn hoặc kem đánh răng chứa thành phần natri laureth sulfate (có vai trò tạo bọt trong sản phẩm).

- Căng thẳng, lo âu thường xuyên, có khi mất ngủ, trầm cảm.

- Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai,...

- Tác dụng phụ của một số thuốc.

- Rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể do một số yếu tố bên ngoài hay các bệnh lý như: Viêm nướu, bệnh bạch cầu, tay chân miệng, nấm miệng, nhiễm virus herpes, ung thư miệng, bệnh đường tiêu hóa,...

Nhiệt miệng ăn gì cho mát?

Nhiệt miệng ăn gì cho mát là câu hỏi của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Để ngăn chặn quá trình diễn tiến của loét miệng và làm giảm sự tổn thương của niêm mạc, giải nhiệt cho cơ thể, người mắc có thể sử dụng một số thực phẩm sau:

Rau má, râu ngô

Rau má, râu ngô từ lâu đã được biết đến là những thảo dược tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, dùng rất tốt cho người bị nhiệt miệng.

Để khắc phục tạm thời tình trạng nhiệt miệng bạn có thể xay nhỏ rau má, lọc lấy nước, thêm đường phèn để uống. 

Ngoài ra, râu ngô cũng có hiệu quả tương tự, giúp giảm sưng đau, nhanh lành vết loét nên người bị nhiệt miệng có thể đun nước râu ngô sử dụng hàng ngày.

Lá rau ngót

Không chỉ là một món ăn được nhiều người yêu thích mà rau ngót còn là một vị thuốc giúp trị nhiệt miệng hiệu quả. Loại rau này có hàm lượng vitamin C và chất kháng khuẩn cao, giúp giảm đau và làm săn se niêm mạc miệng.

Khế chua

Đây là loại quả giúp trị nhiệt miệng tương đối hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Trong khế chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, nhờ vậy giúp cải thiện chứng nhiệt miệng. 

Dứa và chanh

Dứa và chanh đều chứa axit tự nhiên, có khả năng đánh bay cao răng một cách an toàn mà không làm ảnh hưởng đến men răng. Axit trong dứa chứa các enzym giúp tiêu diệt vi khuẩn gây loét miệng hiệu quả, thúc đẩy tiết ra nước bọt làm sạch các mảng bám trong khoang miệng.

Cà rốt

Thiếu hụt vitamin A cũng có thể có thể gây nhiệt miệng. Cà rốt là 1 nguồn beta-carotene dồi dào, giúp cơ thể sản xuất vitamin A. Vì thế, hãy bổ sung cà rốt vào thực đơn hàng ngày để ngăn ngừa chảy máu chân răng, cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm rau bina và cà rốt,... Đây cũng là những nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào cho cơ thể.

Dưa chuột

Thực phẩm này giúp duy trì sự cân bằng acid trong miệng của bạn, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề răng miệng. Bạn có thể thêm 1 vài lát dưa chuột vào món rau hoặc ăn kèm với thịt, cá,... để giữ cho nướu răng khỏe mạnh.

Củ cải

Củ cải rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C và nhiều thành phần khác có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, rất hữu ích với tình trạng nhiệt miệng.

>>> Xem thêm: Người bị nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi? Note ngay 4 thực phẩm cực tốt này!

GUMIMOUTH – Kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện hiệu quả tình trạng nhiệt miệng

Chế độ dinh dưỡng và biện pháp chăm sóc răng miệng hợp lý là điều quan trọng cần thiết để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là đòi hỏi sự kiên trì, hơn thế nữa việc chế biến cũng khá phiền phức với nhiều người. Thấu hiểu điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu và bào chế thành công gel làm sạch răng miệng và kháng khuẩn Gumimouth. Sản phẩm giúp giúp làm dịu nhanh chóng vết loét và cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả.

Để có được hiệu quả hỗ trợ điều trị nhiệt miệng như vậy là do Gumimouth tác động theo nhiều cơ chế khác nhau:

Kháng khuẩn, kháng virus

Thành phần chính là nano bạc đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội. Các phân tử bạc tương tác với nhóm thiol của protein và phần phospholipid của vi khuẩn, thay đổi tính thấm trên màng của vi khuẩn, phá vỡ và tiêu diệt các vi khuẩn này. Mặt khác, các phân tử nano bạc cũng có khả năng đi qua màng, tương tác với các acid nucleic và ngăn chặn quá trình sao chép, khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên. Bên cạnh đó, thành phần chitosan có tác dụng ức chế vi khuẩn thông qua tuyến đường kìm khuẩn. Một nghiên cứu của Fujiwara và các cộng sự báo cáo rằng chitosan không tan trong nước và có tác dụng ức chế vi khuẩn gây sâu răng - Streptococcus mutans. Ngoài ra, Neem chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở nướu và mô miệng, điều trị hiệu quả các viêm loét miệng, sâu răng và đem lại hiệu quả giảm đau, ê buốt. Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết ở lá và vỏ cây có tác dụng chống lại vi khuẩn S.mutans và S.faecalis gây sâu răng.

Chống viêm, giảm đau

Hai thành phần chiết xuất duối và chiết xuất đinh hương đem lại hiệu quả giảm đau, chống viêm hiệu quả. Theo Đông y, duối vị đắng, chát, tính mát đem lại tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Tinh dầu (eugenol) trong đinh hương có hiệu quả gây tê tự nhiên mạnh, kích thích dây thần kinh, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất eugenol còn có tác dụng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm nhiễm trùng. Mặt khác, mùi thơm nhẹ của đinh hương cũng mang lại hơi thở thơm tho cho người sử dụng. Ngoài ra, Kẽm salicylate cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả. Kẽm đem lại hiệu quả săn se niêm mạc, làm dịu vết loét, phối hợp cùng  salicylate đem lại hiệu quả chống viêm mạnh, giảm nhanh các triệu chứng của nhiệt miệng.

Nhanh lành niêm mạc

Chitosan có khả năng tạo thành một lớp màng polymer trên răng và niêm mạc miệng trong một thời gian dài. Từ đó, ngăn chặn sự tấn công từ thức ăn và dịch tiêu hóa có trong nước bọt, giúp vết loét nhanh khép miệng.

Như vậy, Gumimouth là công thức hoàn hảo giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nhiệt miệng. Để cải thiện hiệu quả tình trạng nhiệt miệng hãy sử dụng Gumimouth mỗi ngày bạn nhé!

Đánh giá của chuyên gia

"Hay bị nhiệt miệng tái phát phải làm sao để cải thiện?" Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Những cách trị nhiệt miệng tận gốc hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn TẠI ĐÂY.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh lý răng miệng và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917185170.