Bệnh lở lưỡi (lở loét miệng lưỡi) là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, gây nên một số khó khăn trong vấn đề ăn uống. Vậy bệnh lở lưỡi là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiện nay như thế nào? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc như trên thì cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh lở lưỡi (lở loét miệng lưỡi) là gì?

Lở lưỡi là một trong những dạng nhiệt miệng rất phổ biến. Đây là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ và thường phát triển ở những mô mềm của lưỡi, đôi khi còn ở bên trong má hoặc môi. Các vị trí thường bị lở lưỡi có thể kể đến như: Lở dưới lưỡi, lở đầu lưỡi, lở cuống lưỡi,... Thông thường, vết loét sẽ tự khỏi sau 10 – 15 ngày nhưng có thể sẽ tái phát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp.

>>> Xem thêm: Mách bạn cách làm giảm sưng nướu răng hiệu quả

Nguyên nhân gây lở lưỡi là gì?

Lở lưỡi là bệnh lý rất dễ tái phát, do vậy, việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ một cách đáng kể. Một số nguyên nhân gây lở lưỡi thường gặp là:

Cắn vào lưỡi

Cắn vào lưỡi khiến bạn vô cùng đau đớn và để lại vết thương hở trên lưỡi, rất dễ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm,… trong khoang miệng xâm nhập, gây lở lưỡi.

Đồ ăn cứng, sắc

Khi ăn những món có bộ phận nào đó cứng sắc như: Dứa (chưa bỏ hết mắt), xương cá,… sẽ gây ra tổn thương trên lưỡi. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây lở lưỡi.

Thay đổi nội tiết tố

Khi nội tiết tố của cơ thể thay đổi, nồng độ của các hormone sinh dục tăng cao chu kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai sẽ làm cho hệ miễn dịch ở răng miệng giảm đi. Lúc này, lưỡi trở nên nhạy cảm và dễ chịu tác động của vi khuẩn, vi nấm, virus,…

Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng, lo lắng cũng khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, lưỡi dễ bị viêm và các vết loét xuất hiện.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến cho các bệnh răng miệng dễ xảy ra. Không chỉ là tác nhân làm tăng nguy cơ lở lưỡi, hút thuốc lá còn gây ra các vấn đề răng miệng khác như: Răng ố vàng, hôi miệng, sâu răng, bệnh nha chu, nấm lưỡi,… Thậm chí, hút thuốc lá cũng có thể gây ra ung thư miệng.

Thiếu vitamin

Sự thiếu hụt các vitamin (đặc biệt là vitamin B và C) khiến cho hệ miễn dịch khoang miệng suy giảm và gây ra lở miệng.

Bỏng miệng

Khi bị bỏng miệng, các tế bào niêm mạc lưỡi sẽ chịu tổn thương, thậm chí là chết do quá nóng. Khi đó, bạn sẽ bị mất vị giác tạm thời và hệ thống miễn dịch của lợi cũng không hoạt động, vết loét rất dễ xuất hiện.

Mặc dù có nhiều yếu tố gây lở lưỡi, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào tổ chức răng miệng bằng cách tiết ra độc tố làm phá vỡ cấu trúc của lưỡi và hình thành bệnh lở lưỡi. Ngoài ra, vi khuẩn, virus còn tiết ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh. Một nguyên nhân nữa đó là do sự suy giảm miễn dịch tại niêm mạc miệng, khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công, gây viêm, lở loét lưỡi.

Triệu chứng của bệnh lở lưỡi

Lở lưỡi thường xuất hiện với các triệu chứng như:

- Vết loét hình tròn hoặc oval xuất hiện trên lưỡi màu trắng hoặc vàng.

- Vùng niêm mạc xung quanh vết loét hơi sưng đỏ lên.

- Trước khi xuất hiện vết loét, lưỡi có cảm giác hơi ngứa rát.

- Đau nhức khi ăn thức ăn nhiều muối, cay, chua.

- Đau khi vô tình chạm vào lúc đánh răng hay nói chuyện.

- Khô miệng và khát nước liên tục.

- Vị giác suy giảm, ăn không ngon.

- Tê và ngứa ở lưỡi.

Bị lở lưỡi thường xuyên có nguy hiểm không?

Lở lưỡi tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc.

Thường những dạng viêm lưỡi nhẹ thì chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng và bổ sung sinh tố nhóm B là có thể khỏi trong vòng 10 ngày. Còn những vết nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa vùng dưới lưỡi, dưới hàm, bên hầu kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần cấy máu nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết và làm kháng sinh đồ.

Bệnh lở lưỡi đa phần sẽ tự khỏi rồi thỉnh thoảng tái phát lại có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo. Tuy nhiên, một số người bị lở lưỡi tái phát nhiều lần hoặc kéo dài không khỏi kèm theo triệu chứng toàn thân mệt mỏi, sút cân, biếng ăn, sưng thành một đám cứng không có giới hạn, chảy máu. Cùng với đó là dấu hiệu nhiễm trùng nặng như khô môi, lưỡi bẩn, mạch nhanh, sốt cao thì rất có thể người bệnh đang đối diện với những vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Vì vậy, mau chóng tìm cách cải thiện tình trạng lở lưỡi là mong muốn của rất nhiều người.

>>> Xem thêm: Cách trị lở lưỡi nhanh nhất

Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lở lưỡi an toàn, hiệu quả

Các biện pháp chăm sóc khi bị lỡ lưỡi nêu trên tuy đem lại hiệu quả khá tích cực trong điều trị nhưng lại khá tốn thời gian để thực hiện. Mặt khác, khi áp dụng các biện pháp tây y tiện dùng, mặc dù có hiệu quả nhưng lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, khiến nhiều người e ngại. Thấu hiểu điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu, bào chế thành công gel làm sạch răng miệng và kháng khuẩn Gumimouth.

Sản phẩm giúp làm dịu nhanh chóng vết loét và cải thiện nhanh chóng tình trạng lở lưỡi. Để có được hiệu quả hỗ trợ điều trị lở lưỡi, nhiệt miệng, Gumimouth tác động theo nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể là:

Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng

Kẽm salicylate (Zinc salicylate): Kẽm là vi chất cần thiết, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng. Ngoài ra, kẽm còn có đặc tính chống viêm, làm giảm các triệu chứng của lở lưỡi, giúp tăng tái tạo biểu mô nên đây là một tác nhân giúp làm dịu và giảm ngứa rất tốt.

Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, từ đó tác động vào nguyên nhân gây bệnh

Nano Bạc (Nano Silver)Thành phần chính là nano bạc đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội. Phân tử bạc tương tác với nhóm thiol của protein và phần phospholipid của vi khuẩn, thay đổi tính thấm trên màng của vi khuẩn, phá vỡ, tiêu diệt các vi khuẩn này. Mặt khác, phân tử nano bạc cũng có khả năng đi qua màng, tương tác với các acid nucleic và ngăn chặn quá trình sao chép, khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên. Ngoài ra, nano bạc có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen. 

Các thành phần giúp giảm triệu chứng: Giảm đau, chống viêm

- Chiết xuất đinh hương (Syzygium aromaticum)

Đinh hương vị cay, mùi thơm, tính nóng có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

 - Chiết xuất duối (Hoàng anh mộc, mạy xói) (Streblus asper Lour)

Duối vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Vỏ duối dùng để chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi,…

- Chiết xuất neem (Xoan Ấn Độ) (Azadirachta indica extract) 

Neem chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở nướu và mô miệng, điều trị hiệu quả bệnh lở lưỡi, giảm đau, ê buốt.

Tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương

Chitosan: Chitosan có khả năng tạo thành một lớp màng polymer trên răng và niêm mạc miệng trong một thời gian dài. Từ đó, ngăn chặn sự tấn công từ thức ăn và dịch tiêu hóa có trong nước bọt, giúp vết loét nhanh khép miệng.

8 ĐIỀU TÂM ĐẮC của người dùng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth để cải thiện các bệnh viêm loét khoang miệng

1. Gumimouth là sản phẩm có thành phần độc đáo duy nhất và đầu tiên trên thị trường đánh vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh do vi khuẩn, đặc biệt là virus (trong miệng thường là do virus). Thông thường, các loại thuốc bôi trên thị trường thường là chứa kháng sinh (mà kháng sinh lại chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không có tác dụng với virus), chống viêm (chỉ có tác dụng phần ngọn), gây tê (làm giảm cảm giác đau, xót  tức thời) do vậy không tác động được vào nguyên nhân.

2. Nhờ thành phần từ các vị thuốc quý, sản phẩm đảm bảo an toàn, phù hợp với tất cả đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai mà không gây tác dụng phụ.

3. Sản phẩm an toàn ngay cả khi lỡ nuốt vào, có mùi thảo dược của chiết xuất duối, chiết xuất đinh hương,... thơm mát, tạo cảm giác dễ chịu khi bôi vào vùng niêm mạc khoang miệng.

4. Dạng bào chế nhỏ gọn, có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi.

5. Hiệu quả ngay từ những lần bôi đầu tiên, giảm đau, xót, ăn uống ngon miệng hơn. Không giống với suy nghĩ của nhiều người hiện nay là sản phẩm thảo dược có tác dụng chậm.

6. Dạng gel bôi, bám dính và bao phủ vết thương lâu hơn.

7. Chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng người dùng.

8. Gumimouth là sản phẩm của Công ty TNHH Mỹ Phẩm Spaphar uy tín trên thị trường, sở hữu rất nhiều thương hiệu sản phẩm nổi tiếng khác như Subạc, azacné, kem ngừa nhăn Babolica,... Sản phẩm của Công ty đều được các chuyên gia cũng như đông đảo người dùng tin tưởng và cho hiệu quả tích cực khi sử dụng.


Thông tin hữu ích

Bị lở lưỡi làm sao hết?

Lở lưỡi gây ra những khó chịu cho người mắc và bệnh rất dễ quay trở lại nếu không được điều trị kịp thời. Thấu hiểu điều này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách trị lở lưỡi hiệu quả nhất hiện nay:

Bột phèn chua

Bột phèn được hình thành từ các phân tử kali nhôm sulfat. Thành phần nhôm trong bột phèn chua có tác dụng săn se niêm mạc, làm khô, bao lấy vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lại.

Cách làm: Trộn lượng nhỏ bột phèn chua với một giọt nước thành hỗn hợp sền sệt. Thoa lên vết loét và để yên trong vòng 1 phút. Sau đó, súc miệng thật sạch với nước. Lặp lại nhiều lần trong ngày cho đến khi bạn hết đau.

Soda

Bột baking soda có tác dụng trung hòa acid trong khoang miệng. Từ đó, nó khôi phục cân bằng pH và giảm viêm hiệu quả, có thể chữa lành vết loét.

Cách làm: Pha ½ muỗng cà phê bột baking soda trong ½ cốc nước. Súc miệng 15 - 30 giây rồi nhổ ra. Lặp lại sau vài giờ nếu cần.

Mật ong

Theo nghiên cứu năm 2014, mật ong có hiệu quả giảm đau, làm dịu và bớt sưng đỏ vết loét. Mặt khác, mật ong cũng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp. Bạn nên lựa chọn mật ong nguyên chất để có hiệu quả tốt.

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo có khả năng chữa lành các vết thương và tăng cường miễn dịch. Từ đó, giúp chữa lành vết loét và ngăn chặn tái phát.

Cách dùng: Hòa loãng 1 muỗng cà phê dịch đông trùng hạ thảo lỏng vào nước ấm. Súc miệng dung dịch trên trong vòng 2 phút. Sau đó, bạn có thể nuốt hoặc nhổ ra. Lặp lại tối đa 3 lần mỗi ngày.

Viên ngậm kẽm

Khi vết loét ở lưỡi xuất hiện do hệ miễn dịch suy yếu, bạn có thể sử dụng kẽm để khắc phục. Kẽm là khoáng chất giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, sử dụng viên ngậm kẽm cũng giúp hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn gây ra vết loét, nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

Cách dùng: Tùy từng loại chế phẩm viên kẽm mà sẽ có những cách sử dụng khác nhau. Bạn nên ngậm viên kẽm trong miệng cho tan ra từ từ. Có thể xem trong hướng dẫn sử dụng để biết số lượng kẽm dùng tối đa trong ngày.

Các biện pháp trên đây đem lại hiệu quả tốt trong điều trị lở lưỡi và giúp bệnh cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh áp dụng các biện pháp này, bạn cũng nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt khoa học để ngăn chặn bệnh lý quay trở lại.

>>> Xem thêm: Bị viêm lợi cấp có nguy hiểm không? Làm sao để cải thiện?

Bị lở lưỡi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Cách trị lở lưỡi nhanh nhất đó là thông qua chế độ ăn uống. Khi cơ thể bị nóng, thay đổi nội tiết tố chưa thể thích nghi dẫn tới hình thành lở lưỡi thì xây dựng thực đơn như thế nào cho phù hợp được rất nhiều người quan tâm.

Bị lở lưỡi nên ăn gì?

– Bạn nên bổ sung đầy đủ những thực phẩm có chứa chất đạm như: Thịt bò, thịt heo, thịt gà, hải sản,… để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu và vitamin, thúc đẩy quá trình chữa lở lưỡi nhanh nhất. Tuy nhiên, nên chế biến những thực phẩm trên dưới dạng mềm, nhuyễn, lỏng như cháo, súp, thuận tiện cho việc nhai và nuốt.

– Các loại sinh tố từ rau củ, hoa quả làm mát, thanh lọc cơ thể như rau má, nha đam,… cũng giúp hạn chế lở lưỡi tái phát.

Ngoài ra, nên bổ sung các loại sữa không đường, sữa chua, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Bệnh lở lưỡi kiêng ăn gì?

Bị lở lưỡi nên kiêng ăn những sản phẩm sau:

– Đồ ăn cay nóng, những loại thực phẩm có tính nóng và kích thích quá trình thúc đẩy vi khuẩn tấn công khoang miệng như: Cà phê, socola, bánh kẹo nhiều đường,…

– Những thực phẩm có nhiều vụn nhỏ, cứng như bánh quy, bim bim, khoai tây chiên cũng không nên sử dụng.

- Các thức uống có cồn: Hạn chế tối đa sử dụng đồ uống chứa cồn và cafein để tổn thương do lở lưỡi nhanh lành lại. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng lở lưỡi trở nên nghiêm trọng.

- Thực phẩm quá ngọt: Tránh ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đường vì dễ gây sâu răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng. Ngoài ra, các loại thức ăn ngọt cũng gây nóng cho cơ thể, làm vết lở lưỡi lâu khỏi.

Đánh giá của chuyên gia

“Bị nhiệt lưỡi là do đâu và phải làm sao để điều trị hiệu quả?” Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, nhiệt lợi là tình trạng như thế nào? Những nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn TẠI ĐÂY

Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lở lưỡi. Đừng quên sử dụng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth để không còn lo lắng về vấn đề lở lưỡi, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh lở lưỡi và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917185170.