Chốc mép là tình trạng không quá hiếm gặp, khiến người mắc đau, xót, ảnh hưởng tới ăn uống. Vậy chốc mép là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Phải làm sao để khắc phục chốc mép và ngừa tái phát hiệu quả. Tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Chốc mép là bệnh gì?

Chốc mép còn gọi lở mép là tình trạng bị nứt da ở một hoặc ở cả hai bên mép, gây đau, xót, khó chịu cho người mắc. Mụn rộp có thể hình thành ở mặt, nhiều nhất là vùng quanh miệng, mũi, hoặc trên tay và chân. Tình trạng này có thể hết sau vài ngày hoặc tái đi tái lại, kéo dài thành mãn tính. Ai cũng có thể bị chốc mép, nhưng trẻ em, người suy giảm miễn dịch… là đối tượng phổ biến hơn.

Chốc mép không chỉ khiến người mắc ăn uống khó, ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống mà còn gây mất thẩm mỹ vì chủ yếu là xuất hiện trên mặt. Đặc biệt, chốc mép là bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cần thiết.

Chốc mép là bệnh gặp ở nhiều người

Chốc mép là bệnh gặp ở nhiều người

Triệu chứng của bệnh chốc mép

Người mắc bệnh chốc mép thường có các biểu hiện điển hình như sau: 

- Da quanh mép tấy đỏ, sau đó xuất hiện mụn nước li ti xuất hiện nhiều, có thể mọc thành từng mảng quanh mép. Các mụn nước này dễ vỡ, rỉ nước và sau đó vài ngày đóng vảy màu vàng nâu, gây đau và ngứa nhẹ.

- Mụn nước có thể lây lan sang các khu vực khác, nếu tiếp xúc với dịch tiết ra từ nốt mụn.

- Đau khi há miệng hoặc cười to, nhất là khi ăn đồ nóng, cay, có tính axit cao thì mức độ đau càng cao hơn.

- Thể bệnh nặng hơn của chốc mép là ecthyma khi tổn thương lan sâu vào da. Lúc này, da xuất hiện các bọng nước lớn, chứa nhiều dịch, đau, sau khi vỡ thành vết loét sâu, dễ để lại sẹo.

Nguyên nhân gây chốc mép

Chốc mép có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do virus Herpes. Vi khuẩn, nấm chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Nấm men Candida albicans là loại nấm thường gặp gây bệnh chốc mép. Chúng có mặt ở khắp nơi. Khi sức đề kháng giảm sút, chúng sẽ tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ và gây viêm, chốc quanh miệng, mép. Ngoài ra, tụ cầu khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh nguyên nhân do vi sinh vật, chốc mép cũng có thể xuất hiện do các yếu tố như:

- Thiếu hụt vitamin B12, thường do bạn không ăn đủ rau xanh, trái cây, thực phẩm nguyên cám cũng làm tăng nguy cơ bị chốc mép.

- Thói quen liếm môi, mép cũng có thể gây bệnh chốc mép. 

Chốc mép thường do virus Herpes gây ra

Chốc mép thường do virus Herpes gây ra

Phương pháp điều trị bệnh chốc mép

Đa số người bệnh chốc mép do virus gây ra, nên thường tự bình phục sau 1-2 tuần. Trong trường hợp cần điều trị, các thuốc phổ biến như:

- Thuốc mỡ hoặc kem để bôi trực tiếp lên da giúp giảm bớt triệu chứng và phòng ngừa được sự tiến triển của bệnh.

- Các thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ tác nhân là vi khuẩn hoặc khi các mụn nước loét bội nhiễm. 

- Với những người bị chốc mép do tác nhân là nấm có thể được chỉ định dùng các thuốc kháng nấm Canesten hoặc kem Daktarin bôi lên tổn thương.

Ngoài dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa chốc mép tại nhà như sau:

- Thoa dầu dừa hoặc dầu olive trực tiếp lên da để làm dịu da, giảm đau rát và mau lành tổn thương. Có thể uống thêm nước dừa để thanh nhiệt cơ thể là làm dịu các tổn thương, tăng sức đề kháng và làm giảm triệu chứng của cơ thể.

- Sử dụng dưa chuột, nha đam: Đắp trực tiếp lên vùng da bị chốc mép sẽ giúp làm lành vết thương nhanh chóng.

Sử dụng gel làm sạch&kháng khuẩn chứa nano bạc giúp cải thiện chốc mép hiệu quả

Hiện nay để cải thiện tình trạng chốc mép và phòng tái phát, nhiều người đã tìm đến phương pháp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên. Điển hình trong đó là sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn Gumimouth có thành phần chính là nano bạc. Với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng khoang miệng, nano bạc được xem là chất sát khuẩn tự nhiên, không gây kích ứng cho người dùng. Một nghiên cứu được thực hiện tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho thấy khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau.

Bên cạnh đó, nano bạc còn kết hợp với nhiều thành phần khác như: Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem cùng chitosan, kẽm salicylate giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, ngăn chặn sự phù nề, sưng tấy, từ đó giúp cho các vết viêm loét lành lại nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây chốc mép (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) nên phòng tránh tái phát hiệu quả.

Cải thiện chốc mép nhờ gel làm sạch&kháng khuẩn Gumimouth

Cải thiện chốc mép nhờ gel làm sạch&kháng khuẩn Gumimouth

Trên thực tế, bệnh chốc mép không phải là tình trạng nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hãy xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp sử dụng sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn Gumimouth để ngăn ngừa chốc mép hiệu quả, bạn nhé!

Nếu còn băn khoăn về vấn đề chốc mép, bạn có thể gọi đến số 0917212364 để được giải đáp sớm nhất.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/symptoms-causes/syc-20370615 

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10945-canker-sores 

https://www.healthline.com/health/canker-sores