Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất luôn dành được sự quan tâm bởi bệnh gây ra những khó chịu cho hoạt động sống bình thường của người mắc như: Ăn uống, đánh răng,… Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này, xin mời theo dõi bài viết dưới đây để có thể lựa chọn được cho mình một giải pháp ngăn chặn nhiệt miệng hiệu quả!

Triệu chứng của nhiệt miệng

Nhiệt miệng đặc trưng bởi những vết loét, là sự mất một phần các mô mỏng nằm trong miệng. Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng thuộc dạng lành tính, tuy nhiên, bệnh lại rất dễ tái phát nếu không có chế độ chăm sóc răng hợp lý. Theo nhiều nghiên cứu chuyên sâu, bệnh xuất hiện với tỷ lệ mắc chiếm tới 20% dân số, phổ biến hơn ở các nước phát triển. Triệu chứng của nhiệt miệng thường là:

- Xuất hiện một hay nhiều vết loét trên niêm mạc miệng.

- Phần niêm mạc bao quanh vết loét bị viêm nhẹ.

- Đau khi đánh răng hay nhai thức ăn.

- Bị kích ứng mạnh bởi thức ăn mặn, chua cay.

Các vết loét thường xuất hiện ở 2 má, môi, 2 bên lưỡi, sàn miệng, mặt sau của vòm miệng và amidan. Một số trường hợp, các vết loét có thể xuất hiện nối tiếp nhau và tái phát ở đúng vị trí nó mới khỏi.

Có thể thấy, nhiệt miệng là bệnh lý dễ nhận biết bằng mắt thường. Người mắc nên hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng để có hướng điều trị hợp lý, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

>>> XEM THÊM: Bị sưng nướu răng làm sao hết? Note ngay 8 cách trị sưng nướu hiệu quả!

Nguyên nhân gây nhiệt miệng thường gặp

Nhiệt miệng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây cũng là lý do tại sao bệnh nhanh chóng bị tái phát trở lại. Một số yếu tố gây nhiệt miệng thường gặp là:

Tổn thương ở niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng có thể xuất hiện những tổn thương do: Cắn vào má trong, chải răng quá mạnh,… Những nguyên nhân này khiến cho niêm mạc miệng bị rách và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm loét. Mặt khác, niêm mạc miệng cũng có thể bị tổn thương do răng mọc lệch hay quá sắc hoặc sự cọ xát của răng giả, niềng răng lên vùng niêm mạc. Những tác nhân này đều có thể gây tổn thương cho lợi và dẫn đến viêm. Ngoài ra, niêm mạc miệng còn dễ dàng bị tổn thương do tác động của thức ăn quá nóng gây bỏng và khiến vết loét hình thành.

Vệ sinh răng miệng kém

Khi không vệ sinh răng miệng thường xuyên, các mảng bám sẽ tích tụ lại thành cao răng dẻo và dính chắc vào chân răng. Trong mảng bám có: Vi khuẩn, nước bọt, acid, thức ăn,… Mảng bám bắt đầu hình thành trên răng ngay sau khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Trong mảng bám, các vi khuẩn lên men đường thành acid. Khi đó, acid sinh ra có thể làm bào mòn dần các tế bào niêm mạc miệng và gây loét miệng.

Nhiễm trùng

Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus (herpes), nấm,… sẽ gây ra hiện tượng loét miệng. Khi nhiệt miệng xảy ra do những nguyên nhân này, bệnh sẽ rất dễ tái phát trở lại.

Ngoài những nguyên nhân trên, nhiệt miệng còn có thể xảy ra do:

- Kích ứng nước súc miệng.

- Phản ứng với thuốc, các dụng cụ sử dụng trong nha khoa như niềng răng,…

- Niêm mạc miệng bị kích ứng bởi đồ ăn chứa nhiều acid như: Cam, quýt, dứa,… hay các thực phẩm nhiều đường dễ gây sâu răng như socola, cà phê,…

- Thiếu các vitamin thiết yếu gây ra suy giảm hệ miễn dịch, hệ thống đông máu.

- Hệ miễn dịch của răng bị suy giảm do: Nội tiết tố thay đổi, căng thẳng, hút thuốc lá,… khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây viêm loét.

Khi xuất hiện các vết loét, điều bạn cần làm đó là tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nhiệt miệng và có phương hướng điều trị hiệu quả.

>>> XEM THÊM: Gợi ý 5 biện pháp chữa chân răng ê buốt tại nhà. Đừng bỏ lỡ!

Cách điều trị nhiệt miệng nhanh nhất

Vậy: “Cách điều trị nhiệt miệng nhanh nhất mà vẫn an toàn là gì?”. Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây nhiệt miệng, việc tiếp theo mà bạn cần làm là loại bỏ những yếu tố đó. Tiếp theo, để điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị nhiệt miệng sau:

Cúc La Mã

Từ xa xưa, cúc La Mã đã là một phương thuốc giúp chữa lành các vết thương và giảm đau hiệu quả với sự có mặt của azulene và levomenol, giúp điều trị nhiệt miệng.

Cách dùng: Đắp một túi trà hoa cúc sau khi đã hãm nước lên vết nhiệt miệng trong 5 phút. Phần nước hãm ra bạn có thể dùng để uống hoặc súc miệng 3 - 4 lần/ngày.

Sữa chua

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn. Không chỉ đem lại hiệu quả cạnh tranh nơi sinh sống, lợi khuẩn trong sữa chua còn tiết ra chất ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các vi khuẩn khác. Đồng thời, sữa chua cũng chứa nhiều các chất dinh dưỡng giúp làm dịu lại vết loét và khiến cho chúng nhanh lành. Bạn hãy ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Khi ăn nên ngậm trong miệng một lúc rồi hãy nuốt.

Nước củ cải

Theo thuyết thực dưỡng ở Ấn Độ, củ cải trắng có công dụng chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, củ cải chứa nhiều protid và glucid giúp ích cho sự phục hồi các vết thương, có tác dụng trị nhiệt miệng cực kỳ hiệu quả.

Cách dùng: Giã củ cải trắng lấy nước cốt, hòa loãng với nước đun sôi để nguội. Dùng súc miệng 2 - 3 lần/ngày. Sau 2 ngày, bạn sẽ thấy bệnh gần khỏi, đôi khi khỏi hẳn.

Lá rau ngót

Theo đông y, rau ngót có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc, từ đó, giúp làm giảm nhiệt miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, rau ngót có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Canxi, photpho và vitamin C,… làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách dùng: Lấy lá rau ngót đem rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Thêm 1 chút mật ong vào để tạo thành hỗn hợp đồng nhát. Dùng bông bôi thuốc vào chỗ bị nhiệt miệng. Ngày bôi 2 - 3 lần. Lưu ý, không dùng rau ngót cho bà bầu.

Ngậm chất chát

Các loại thực phẩm vị chát như: Trà xanh, sung, vỏ xoài, húng chanh,… đều có chứa một lượng lớn tanin đem lại hiệu quả làm săn se niêm mạc, giúp mau lành vết loét. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm có vị chát này đều đem lại hiệu quả kháng khuẩn, giảm nhiệt miệng và khử mùi hôi hiệu quả.

Cách dùng: Ép các thực phẩm trên lấy nước rồi ngậm ngày 1 - 2 lần. Riêng trà xanh có thể hãm lấy nước và súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Các biện pháp trên đây sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị nhiệt miệng. Cùng với sử dụng các biện pháp này, người bệnh cũng cần chăm sóc răng miệng tốt cũng như chế độ ăn hợp lý. Có như vậy, sức khỏe răng miệng mới bền vững và nhiệt miệng không quay trở lại.

>>> XEM THÊM: Ăn gì khi bị sưng nướu răng có mủ? Note ngay 5 loại thực phẩm sau

Gumimouth – Giải pháp cho tình trạng nhiệt miệng của bạn

Các biện pháp kể trên mang lại hiệu quả điều trị tích cực, an toàn, tuy nhiên, để thực hiện lại khá tốn thời gian. Điều này khiến cho người bệnh dễ nản chí và cố chịu đựng đau đớn. Hiểu được điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu, bào chế thành công gel làm sạch răng miệng và kháng khuẩn Gumimouth. Sản phẩm giúp làm dịu vết loét và cải thiện nhanh chóng tình trạng nhiệt miệng.

Do bệnh nhiệt miệng có khả năng tái phát cao nên mục tiêu trong điều trị bệnh không chỉ là cải thiện nhanh các triệu chứng mà điều quan trọng còn là tiêu diệt triệt để vi khuẩn, virus, nâng cao sức đề kháng của các tế bào trong khoang miệng, giúp hạn chế viêm loét quay trở lại. Các phương pháp hiện nay rất nhiều người hay sử dụng chỉ giúp tác động được vào phần ngọn của bệnh đó là làm giảm các triệu chứng của nhiệt miệng. Chứ chưa tác động được vào căn nguyên của bệnh là do sự tấn công của virus, vi khuẩn,... 

Nhận thấy được những bất cập trong điều trị nhiệt miệng hiện nay, các nhà khoa học đã ngày đêm nghiên cứu và nhận thấy rằng, những dược liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là virus (nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng), bổ sung dinh dưỡng cho lợi, niêm mạc miệng. Từ đó, các nhà khoa học đã phối hợp các dược liệu: Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem,... cùng với nano bạc và chitosan bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại thành gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth.

Để nhận được sự tin tưởng của giới chuyên gia và người tiêu dùng như vậy là bởi các thành phần có trong Gumimouth tác động vào bệnh nhiệt miệng, lưỡi theo 4 cơ chế:

Kẽm salicylate giúp tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng

Kẽm là vi chất cần thiết giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho các tế bào niêm mạc khoang miệng. Đặc biệt, kẽm còn có tác dụng chống viêm, giảm đau giúp làm giảm các triệu chứng của nhiệt miệng như: Sưng, đau, giúp làm dịu và giảm đau hiệu quả.

Nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là virus từ đó tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nano bạc được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Các phân tử nano bạc có khả năng tấn công vào nhiều vị trí trong tế bào vi khuẩn, virus, vô hiệu hóa chức năng của tế bào từ đó tiêu diệt chúng. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen. 

Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem giúp giảm các triệu chứng sưng, đau

- Chiết xuất đinh hương: Đinh hương vị cay, mùi thơm, tinh nóng có tác dụng kích thích làm thơm, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn. 

- Chiết xuất duối: Duối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Vỏ duối dùng để chữa sâu răng, đau bụng, trị được ho và lao phổi,…

- Chiết xuất neem: Chiết xuất neem có tác dụng chống viêm. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, dịch chiết lá Neem có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhiệt miệng.

Chitosan giúp bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, giúp nhanh lành vết thương

Chitosan: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Ngoài ra, còn có tác dụng chữa lành vết thương nhờ tăng cường chức năng của các bạch cầu đa nhân trung tính, nguyên bào sợi. Tạo lớp màng bảo vệ, tránh thức ăn và các chất dịch làm tổn thương vết loét. Sự ra đời của sản phẩm Gumimouth chính là giải pháp tối ưu cho những người đang thường xuyên bị các bệnh viêm loét khoang miệng, bởi Gumimouth vừa sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, đặc biệt là virus tác động vào nguyên nhân), vừa giảm đau, chống viêm, tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương (cải thiện triệu chứng).

Như vậy, sự kết hợp các thành phần trên trong Gumimouth giúp cải thiện hiệu quả tình trạng nhiệt miệng, ngăn chặn bệnh tái phát. Áp dụng các cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất kể trên cùng với sử dụng Gumimouth đều đặn sẽ giúp bạn nhanh thoát khỏi sự khó chịu và ngăn chặn bệnh tái phát. Hãy áp dụng ngay hôm nay nhé!

Đánh giá của chuyên gia

“Hay bị nhiệt miệng tái phát phải làm sao để cải thiện? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn dưới đây:

>>> Xem thêm: Bà bầu bị nhiệt miệng nên điều trị như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn TẠI ĐÂY

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất và đặt mua sản phẩm Gumimouth chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số0917.185.170