Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây khó chịu cho bé mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Các vết loét ở niêm mạc môi, má, lưỡi khiến trẻ đau, dễ bị kích thích, lười ăn uống. Vậy cụ thể tình trạng này xuất hiện ở trẻ nhỏ như thế nào? Làm sao để cải thiện nhiệt miệng tại nhà mà vẫn đảm bảo được an toàn cho trẻ? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ là gì?
Viêm loét miệng hay nhiệt miệng ở trẻ là những đốm trắng được bao quanh bởi một khu vực bị viêm, đỏ xuất hiện trên môi và nướu. Biểu hiện điển hình của bệnh là xuất hiện những vết viêm loét nhỏ trong khoang miệng, lưỡi đường kính từ 1 - 3mm. Vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng, xám hay vàng, viền xung quanh vết loét được bao quanh bằng quầng đỏ. Những vết loét này thường xuất hiện thành từng đám hoặc đơn độc khiến trẻ rất khó chịu. Đôi khi, hiện tượng viêm cấp có thể dẫn đến sốt cao, nổi hạch góc hàm,... Đặc biệt, các vết loét ở niêm mạc miệng- lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, trẻ em bị nhiệt miệng thường có biểu hiện: Bỏ ăn, quấy khóc, không muốn chơi đùa,...
>>> Xem thêm: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng tái phát nhiều lần. Tìm hiểu ngay!
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ dưới 1 tuổi
Theo chuyên gia, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này ở các bé. Một số nguyên nhân điển hình như:
- Bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm nấm,...
- Đôi khi do trẻ bị ngã hay lỡ cắn vào niêm mạc má, môi gây tổn thương và dẫn đến viêm loét.
- Thiếu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, kẽm, sắt, các vitamin nhóm B như B3, B12,...
- Rối loạn hệ thống miễn dịch.
- Dị ứng thực phẩm.
Bên cạnh đó, với trẻ sơ sinh cũng có thể là do người mẹ ăn quá nhiều chất béo và đồ cay, ăn nhiều đồ nóng nên khi bé bú phải sữa mẹ đó cũng sẽ bị nóng trong người và lâu dần gây nhiệt miệng. Nhưng nguyên nhân chính được cho là do sự tấn công của vi khuẩn, nấm, đặc biệt là virus.
>>> Xem thêm: Nhiệt miệng ăn gì cho mát?
Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em tại nhà
Nhiệt miệng không phải là bệnh lây nhiễm và nếu được phát hiện sớm thì tình trạng của trẻ sẽ được cải thiện bằng những phương pháp đơn giản tại nhà dưới đây:
Dùng mật ong
Nếu bé trên một tuổi, cha mẹ có thể sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng cho con. Mật ong có đặc tính chống vi khuẩn tuyệt vời, giúp vết loét lành lại nhanh chóng. Bạn hãy thoa đều vào khu vực có vết loét cho con từ 3 - 4 lần trong ngày để có hiệu quả sớm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc.
Củ nghệ
Đây là một loại thảo dược vườn nhà được ứng dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có nhiệt miệng ở trẻ em. Đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn của nghệ giúp cải thiện hầu hết các vết thương. Để sử dụng dễ dàng, người ta thường trộn nghệ với mật ong và đắp một lớp mỏng lên nơi bị loét.
Dừa
Dừa được biết đến là một loại quả mát bổ, đồng thời rất có ích trong việc điều trị các tổn thương. Nước dừa và dầu dừa có tác dụng rất tốt cho trẻ nhỏ. Bạn có thể cho con uống nước dừa, giữ cho con ngậm một lát để dịu bớt cơn đau. Hoặc nếu không chuẩn bị được, bạn chỉ cần bôi dầu dừa lên vùng niêm mạc miệng của con.
Sữa chua
Sữa chua và bơ sữa là “phương thuốc” tuyệt vời để điều trị loét miệng ở trẻ em. Cho bé ăn sữa chua hoặc bơ sữa và ngậm trong miệng sẽ giúp vết loét lành lại sớm hơn, đồng thời bé cũng cảm thấy đỡ xót hay khó chịu vì tổn thương trong miệng. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa này chứa rất nhiều lợi khuẩn đường ruột, vừa giúp bé chống lại vi khuẩn có hại, vừa làm hệ thống miễn dịch của bé được nâng cao hơn.
Lá húng quế
Bạn có biết rằng, lá húng quế (tulsi) là một biện pháp hữu hiệu khác giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng cho trẻ em. Trong lá húng quế chứa nhiều dược chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Bạn có thể cho bé nhai 4 - 5 lá cùng với nước ấm, ngậm trong miệng một lát và thực hiện 2 lần một ngày. Kiên trì thực hiện thì chỉ sau thời gian ngắn là bé sẽ không còn khó chịu vì vết loét nữa.
Nha đam
Nha đam cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp chữa lành vết loét miệng ở trẻ. Chất nhựa từ lá nha đam giúp chống vi khuẩn, giảm đau, làm dịu niêm mạc, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe của nướu. Cha mẹ có thể thoa đều nhựa nha đam lên vùng con bị nhiệt miệng hoặc hòa với chút nước và sử dụng để vệ sinh miệng 3 - 4 lần/ngày nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Cam thảo
Cam thảo với tính mát, vị ngọt cũng là một vị dược liệu giúp trị nhiệt miệng cho trẻ rất tốt. Bạn có thể hòa 1 muỗng cà phê rễ cam thảo trong 50 - 100ml nước và cho con bạn súc miệng vài lần trong ngày để chữa lành vết loét. Nếu bạn có bột rễ cam thảo thì lựa chọn tốt nhất là trộn nó với một chút bột nghệ hoặc mật ong, sau đó bôi lên chỗ niêm mạc tổn thương. Khả năng chống viêm của cam thảo sẽ giúp giảm đau và sưng xung quanh vết loét. Ngay cả trong trường hợp bị nhiệt miệng rất nặng, bạn cũng sẽ thấy hiệu quả tốt, các vết thương hở bớt sưng đỏ và nhanh chóng liền lại.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh nhiệt miệng an toàn, hiệu quả
Các phương pháp hiện nay sử dụng như những phương pháp tại nhà đã nêu trên, hoặc dùng thuốc chỉ giúp tác động được vào phần ngọn của bệnh đó là làm giảm các triệu chứng của nhiệt miệng. Chứ chưa tác động được vào căn nguyên của bệnh là do sự tấn công của virus, vi khuẩn,...
Nhận thấy được những bất cập trong điều trị nhiệt miệng hiện nay, các nhà khoa học đã ngày đêm nghiên cứu và nhận thấy rằng, những dược liệu tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau, sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là virus (nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng), bổ sung dinh dưỡng cho lợi, niêm mạc miệng. Từ đó, các nhà khoa học đã phối hợp các dược liệu: Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem,... cùng với nano bạc và chitosan bào chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại thành gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth.
Để nhận được sự tin tưởng của giới chuyên gia và người tiêu dùng như vậy là bởi các thành phần có trong Gumimouth tác động vào bệnh nhiệt miệng theo 4 cơ chế:
Kẽm salicylate giúp tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng
Kẽm là vi chất cần thiết giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho các tế bào niêm mạc khoang miệng. Đặc biệt, kẽm còn có tác dụng chống viêm, giảm đau giúp làm giảm các triệu chứng của nhiệt miệng như: Sưng, đau, giúp làm dịu và giảm đau hiệu quả.
Nano bạc giúp sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt là virus từ đó tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nano bạc được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Các phân tử nano bạc có khả năng tấn công vào nhiều vị trí trong tế bào vi khuẩn, virus, vô hiệu hóa chức năng của tế bào từ đó tiêu diệt chúng. Ngoài ra, nano bạc còn có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.
Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem giúp giảm các triệu chứng sưng, đau
- Chiết xuất đinh hương: Đinh hương vị cay, mùi thơm, tinh nóng có tác dụng kích thích làm thơm, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương là chất gây tê tự nhiên có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
- Chiết xuất duối: Duối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Vỏ duối dùng để chữa sâu răng, đau bụng, trị được ho và lao phổi,…
- Chiết xuất neem: Chiết xuất neem có tác dụng chống viêm. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, dịch chiết lá Neem có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nhiệt miệng.
Chitosan giúp bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, giúp nhanh lành vết thương
Chitosan: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus trong khoang miệng. Ngoài ra, còn có tác dụng chữa lành vết thương nhờ tăng cường chức năng của các bạch cầu đa nhân trung tính, nguyên bào sợi. Tạo lớp màng bảo vệ, tránh thức ăn và các chất dịch làm tổn thương vết loét. Sự ra đời của sản phẩm Gumimouth chính là giải pháp tối ưu cho những người đang thường xuyên bị các bệnh viêm loét khoang miệng, bởi Gumimouth vừa sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, đặc biệt là virus tác động vào nguyên nhân), vừa giảm đau, chống viêm, tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương (cải thiện triệu chứng). Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng như nhiệt miệng,... kể cả người lớn hay trẻ nhỏ mà chưa tìm được phương pháp hiệu quả, hãy sử dụng sản phẩm Gumimouth ngay nhé!
Đánh giá của chuyên gia
“Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Dùng Gumimouth hỗ trợ cải thiện có được không?” Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn dưới đây:
>>> Xem thêm: Những cách trị nhiệt miệng tận gốc hiện nay là gì?
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách trị nhiệt miệng, lưỡi và đặt mua sản phẩm Gumimouth chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917.185.170
Dùng cho những người mắc các bệnh về răng miệng như: Nhiệt miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, ê buốt, chảy máu chân răng, sâu răng,...; Những người có thói quen hút thuốc lá, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu,... Phòng ngừa các bệnh về răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn. Thoa gel lên vùng bị tổn thương 3 - 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Gumimouth thành phần hoàn toàn lành tính nên bé hoàn toàn dùng được nhé. Để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ tổng đài 18006305 miễn phí, hotline 0917185170/ 0917230950 zalo, viber. Chúc sức khỏe
có thể gọi tới số MIỄN PHÍ CƯỚC 18006305/ Zalo, Viber: 0917185170/ 0917230950 nhé. Chúc sức khỏe!
Dùng cho những người mắc các bệnh về răng miệng như: Nhiệt miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, ê buốt, chảy máu chân răng, sâu răng,...; Những người có thói quen hút thuốc lá, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu,... Phòng ngừa các bệnh về răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn. Thoa gel lên vùng bị tổn thương 3 - 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn.