Nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên là gì? Làm sao để cải thiện tình trạng bệnh an toàn hiệu quả? Đây là thắc mắc của hầu hết người bệnh. Bởi nếu không tìm ra nguyên nhân sẽ khiến cho bệnh kéo dài dai dẳng và dễ tái phát trở lại. Để tìm hiểu về căn bệnh nhiệt miệng và cách cải thiện hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng bên trong khoang miệng xuất hiện các vết loét, hình tròn hoặc oval gây đau đớn, khó chịu khi ăn uống và vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Bệnh nhiệt miệng có thể xuất hiện ở tất cả các độ tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trung niên.

>>> Xem thêm: Người bị nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi? Note ngay 4 thực phẩm cực tốt này!

Nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Để cải thiện bệnh an toàn hiệu quả thì việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh đóng một vai trò hết sức quan trọng, dưới đây là một số yếu tố dẫn đến sự hình thành các ổ loét bên trong niêm mạc miệng:

Chức năng gan bị suy giảm

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể có vai trò chuyển hóa các chất. Khi chức năng của gan bị suy giảm, các chất độc sẽ đào thải, tích tụ bên trong cơ thể (ở đây là niêm mạc miệng) gây ra tình trạng viêm, nhiễm trùng khoang miệng và hình thành nên các vết loét (hay còn gọi là nhiệt miệng).

Do hệ miễn dịch suy giảm

Hệ miễn dịch là lá chắn của cơ thể giúp chống lại các vi sinh vật có hại. Khi hàng rào này bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển và gây bệnh, trong đó có nhiệt miệng.

Do yếu tố tâm lý

Căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài khiến cho sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại gây bệnh. Theo một số nghiên cứu, người thường bị stress, căng thẳng rất dễ gặp phải tình trạng nhiệt miệng.

Thiếu dinh dưỡng

Kẽm, sắt, vitamin B12, B9 là những chất rất cần thiết cho cơ thể chúng ta. Ở một số người thiếu hụt các chất này ngoài biểu hiện cơ thể xanh xao, gầy yếu, da khô, thì nhiệt miệng cũng là một trọng những triệu chứng thường gặp.

Do các bệnh lý răng miệng khác

Các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, viêm quanh răng,... có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng. Nguyên nhân là do nhiễm trùng lan rộng làm cho các niêm mạc dần bị tổn thương, viêm loét lâu ngày sẽ hình thành các hoại tử.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng theo các nhà khoa học nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào các tổ chức răng miệng bằng cách tiết ra các độc tố làm phá vỡ cấu trúc của răng, lưỡi, lợi và hình thành bệnh nhiệt miệng (loét miệng). Bên cạnh đó, ngoài việc tiết ra các chất độc gây hại cho khoang miệng, vi khuẩn, virus còn tiết ra các hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh.

Các cách cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để phòng và cải thiện tình trạng đau nhức, lở loét trong khoang miệng, người mắc cần thực hiện các cách sau:

- Sử dụng nước muối loãng: Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, ngăn ngừa các bệnh viêm loét miệng.

- Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…

-  Tăng cường ăn những thực phẩm tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, mát gan để giải độc.

- Uống thật nhiều nước để làm mát cơ thể.

- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Sử dụng một số thảo dược:

+ Nước ép cà chua sống: Cà chua có nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho người bị nhiệt miệng. Bạn có thể sử dụng cà chua để làm nước sinh tố hoặc ăn sống. Nên sử dụng thực phẩm này hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

+ Nước khế chua: Trong khế có nhiều vitamin C giúp tăng đề kháng, phòng ngừa nhiệt miệng tái phát. Vì vậy, bạn có thể dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần, làm như vậy nhiều lần trong ngày.

+ Ngậm chất chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,… giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

+ Bôi mật ong nghệ: Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Để cải thiện các triệu chứng, bạn có thể dùng mật ong trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.

+ Bôi nước cỏ mực và mật ong: Cỏ mực giúp săn se vết loét, cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt, nên bôi 2-3 lần/ngày.

+ Nước cốt dừa: Nước cốt dừa giúp giải nhiệt cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ngày. Nước cốt dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng, dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

+ Nước hạt rau mùi: Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả. Bạn có thể dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ngày.

>>> Xem thêm: Viêm lợi trùm có tự khỏi được không? Câu trả lời có ở đây!

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng an toàn, hiệu quả

Do bệnh nhiệt miệng có khả năng tái phát cao nên mục tiêu trong điều trị bệnh không chỉ là cải thiện nhanh các triệu chứng mà điều quan trọng còn là tiêu diệt triệt để vi khuẩn, virus, nâng cao sức đề kháng của các tế bào trong khoang miệng, giúp hạn chế viêm loét quay trở lại. Việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị nói trên đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện lại khá tốn thời gian khiến cho bệnh nhân dễ nản và từ bỏ điều trị. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tây điều trị bệnh nhiệt miệng còn gây ra nhiều tác dụng phụ như: Kích ứng niêm mạc nướu/lợi và khi dùng quá 5 ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, và vi khuẩn sẽ kháng thuốc. Sử dụng lâu dài còn có thể gây: Giòn xương, tăng tiết axit dạ dày, kháng thuốc,...

Nhận thấy những bất cập trong điều trị bệnh nhiệt miệng, hiện nay nên các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth. Sản phẩm ra đời được xem là giải pháp toàn diện, an toàn và hiệu quả với các bệnh khoang miệng bởi chứa những thành phần ưu việt có 4 nhóm tác dụng như sau:

Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng

Kẽm salicylate (Zinc salicylate): Kẽm là vi chất cần thiết, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng. Ngoài ra kẽm còn có đặc tính chống viêm, làm giảm các triệu chứng của viêm khoang miệng như đỏ, nóng, sưng tấy, đau nhức, giúp tăng tái tạo biểu mô nên đây là một tác nhân giúp làm dịu và giảm ngứa rất tốt.

Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, từ đó tác động vào nguyên nhân gây bệnh

 Nano Bạc (Nano Silver)Nano bạc có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn phổ rộng bằng cách phá hủy chức năng của màng tế bào vi sinh vật và hoạt tính của các men. Ngoài ra, Nano bạc có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.

Các thành phần giúp giảm triệu chứng: Giảm đau, chống viêm

Chiết xuất đinh hương (Syzygium aromaticum)

Đinh hương vị cay, mùi thơm, tính nóng có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.

Từ lâu người ta đã biết dùng đinh hương làm thơm hơi thở. Trong y học Đông Phương, đinh hương được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm.

Tinh dầu đinh hương dùng trong nha khoa làm thuốc tê và diệt tủy răng.

Chiết xuất duối (Hoàng anh mộc, mạy xói) (Streblus asper Lour)

Duối vị đắng, chát, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Vỏ duối dùng để chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi,…

Chiết xuất neem (Xoan Ấn Độ) (Azadirachta indica extract) 

Chiết xuất neem (Lá Xoan Ấn Độ hay còn gọi là sầu đâu) có tác dụng chống viêm mạnh thông qua cả 2 cơ chế: Ức chế ROS (nhóm hoạt chất oxy hóa tái hoạt) và Cytokine tiền viêm.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, dịch chiết lá Neem có hiệu quả cao trong điều trị bệnh viêm khoang miệng do vi trùng như loét miệng, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,...

Tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương

Chitosan: Được chế biến từ vỏ tôm hoặc vỏ các loài giáp xác khác, đóng vai trò như là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới. Giúp nhanh lành vết thương, ổn định pH trong khoang miệng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm và các nguyên nhân gây nhiệt miêng để tìm ra cách cải thiện bệnh cho chính mình. Để cải thiện hiệu quả tình trạng này an toàn hiệu quả hãy sử dụng Gumimouth mỗi ngày bạn nhé!

Đánh giá của chuyên gia

"Hay bị nhiệt miệng tái phát phải làm sao để cải thiện?" Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Những cách trị nhiệt miệng tận gốc hiện nay là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn TẠI ĐÂY.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh lý răng miệng và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917185170.