Lở miệng phải làm sao là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người bệnh. Bởi khi bị lở miệng, người mắc thường có cảm giác đau đớn, khó chịu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn uống, sinh hoạt. Để tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng này và cách cải thiện, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Xem ngay!
Tìm hiểu về nguyên nhân gây lở miệng
Lở miệng là tình trạng viêm, nhiễm trùng khoang miệng thường gặp. Khi bị bệnh, niêm mạc miệng người mắc thường xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc oval. Có rất nhiều nguyên nhân gây lở miệng, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Lở miệng do chức năng gan bị suy giảm: Gan là một nhà máy lọc, thải độc của cơ thể. Khi chức năng gan của cơ thể bị suy giảm các chất độc (như asen, chì…) sẽ tích tụ dưới niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng) hình thành các vết loét.
- Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng, stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm, các rối loạn chuyển hóa,... làm tăng nguy cơ gây loét miệng.
- Bệnh có liên quan nhiều đến hệ thống miễn dịch: Cơ thể tự sinh ra kháng thể tấn công tế bào lành của niêm mạc miệng, hình thành nên các ổ hoại tử, vết loét trong khoang miệng.
- Do thiếu hụt chất dinh dưỡng: Thiếu hụt các chất tạo máu: Folic acid, vitamin B12 cũng là một trong những yếu tố thường gặp gây loét miệng.
- Do đánh răng quá mạnh: Điều này có thể gây tổn thương chân răng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong khoang miệng và gây viêm, nhiễm trùng.
- Do sử dụng răng giả không phù hợp: Va chạm làm trầy nướu răng dẫn đến lở loét vùng nướu/lợi và niêm mạc miệng.
- Do kem đánh răng có chữa nhiều hóa chất, chất tạo bọt.
Tuy có nhiều nguyên nhân gây lở miệng, nhưng theo các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus, nấm ký sinh trùng. Khoang miệng của chúng ta là “đất sống” ưa thích của nhiều vi sinh vật vì nơi đây có đầy đủ các điều kiện để phát triển như: Nước, dinh dưỡng, nhiệt độ phù hợp. Vì vậy, khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu, niêm mạc miệng bị trầy xước, tổn thương, các vi khuẩn, virus, nấm sẽ xâm nhập vào những vị trí đó và gây bệnh. Một trong những bệnh thường gặp đó là viêm loét miệng (lở miệng). Nếu các vi sinh vật này không được tiêu diệt tận gốc, sức đề kháng của niêm mạc miệng bị suy giảm thì bệnh sẽ tái đi tái lại và ngày càng trở nên trầm trọng.
Vi sinh vật có hại là nguyên nhân chính gây lở miệng
>>> Xem thêm: Viêm loét niêm mạc miệng do đâu? Làm sao để cải thiện bệnh?
Các giai đoạn lở miệng
Khi bị lở miệng các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ nhẹ đến nặng, gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người mắc. Lở miệng được chia thành 3 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, niêm mạc miệng thường xuất hiện các nốt tổn thương, có thể là một hoặc nhiều điểm. Các nốt này thường có kích thước từ 1-2 mm, hơi rắn, bề mặt gồ lên và đau nhức. Sau vài ngày các nốt này lớn dần, căng phồng và vỡ ra thành ổ hoại tử.
2. Giai đoạn ổ hoại tử
Khi các mụn nước vỡ ra và hình thành các ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm, màu vàng nhạt bám phủ trên mặt, sau đó sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày.
3. Giai đoạn ổ loét
Đây là giai đoạn có thời gian loét kéo dài nhất, thường từ 5 - 7 ngày, có thể lâu hơn. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi ăn mặn thấy xót hoặc nói đau mới phát hiện ra mình bị lở miệng.
Lở miệng thường gây đau nhức cho người bệnh
Lở miệng phải làm sao để điều trị hiệu quả?
“Lở miệng phải làm sao” là câu hỏi của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Để cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tiến triển, người mắc có thể áp dụng các cách sau đây:
- Vệ sinh răng miệng 2-3 lần hàng ngày: Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát do vậy nên dùng bàn chải nhẹ nhàng để hạn chế chạm vào vết loét. Sau đó, người mắc nên súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, chống viêm, giúp vết thương nhanh lành.
- Người bị lở miệng nên có chế độ ăn uống hợp lý: Không nên ăn những thực phẩm cay nóng. Tăng cường những loại rau có tính mát như rau ngót, khổ qua, rau má, các loại rau quả giúp thanh nhiệt như bầu, bí,... Uống các loại nước mát như: Nước chanh, nước mía, đậu xanh, dừa, nha đam.
Quả bí giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện hiệu quả tình trạng lở miệng
- Thư giãn đầu óc, giải tỏa áp lực bằng các chuyến đi du lịch, nghỉ dưỡng để hồi phục sức khỏe, lấy lại tinh thần giúp phòng ngừa các bệnh lý răng miệng cũng như bệnh tật nói chung.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, nâng cao thể lực bằng cách tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày.
- Sử dụng các thuốc bôi có thành phần từ thảo dược giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm ở khoang miệng như: Viêm chân răng, lở miệng, viêm nướu,...
>>> Xem thêm: Bật mí cách chữa viêm lợi bằng mật ong hiệu quả
GUMIMOUTH - Giải pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng lở miệng
Để cải thiện hiệu quả tình trạng lở miệng an toàn, hiệu quả, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quản, nhiều người có xu hướng sử dụng gel bôi thảo dược mang tên Gumimouth. Sản phẩm giúp làm dịu nhanh các cơn đau nhức, hỗ trợ làm lành vết loét và ngăn ngừa tình trạng lở miệng tái phát. Để có được hiệu quả đó, Gumimouth đã tác động theo nhiều cơ chế khác nhau. Cụ thể là:
Kháng khuẩn, kháng virus
Sản phẩm Gumimouth có thành phần chính là nano bạc, đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội. Các phân tử bạc tương tác với nhóm thiol của protein và phần phospholipid của vi khuẩn, thay đổi tính thấm trên màng của vi khuẩn, từ đó phá vỡ rồi tiêu diệt chúng. Mặt khác, các phân tử nano bạc cũng có khả năng đi qua màng, tương tác với acid nucleic và ngăn chặn quá trình sao chép, khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên.
Các phân tử nano bạc đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội
Bên cạnh đó, sản phẩm còn được kết hợp với chitosan có tác dụng ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm. Một nghiên cứu của Fujiwara và các cộng sự báo cáo rằng, chitosan không tan trong nước, có tác dụng ức chế vi khuẩn trong các bệnh lý về răng miệng rất hiệu quả. Ngoài ra, trong sản phẩm còn có chiết xuất neem chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở nướu và các tế bào niêm mạc, điều trị hiệu quả bệnh lở miệng.
Làm lành nhanh niêm mạc
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chitosan có trong sản phẩm còn có khả năng tạo thành một lớp màng polymer trên niêm mạc miệng trong một thời gian dài. Từ đó, ngăn chặn sự tấn công từ thức ăn và dịch tiêu hóa có trong nước bọt, giúp vết loét nhanh khép miệng.
Chống viêm, giảm đau
Hai thành phần chiết xuất duối và chiết xuất đinh hương trong sản phẩm Gumimouth đem lại hiệu quả giảm đau, chống viêm hiệu quả. Theo đông y, duối vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Tinh dầu (eugenol) trong đinh hương giúp gây tê tự nhiên làm giảm cảm giác đau hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất eugenol còn có tác dụng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, mùi thơm nhẹ của đinh hương cũng mang lại hơi thở thơm tho cho người sử dụng.
Bên cạnh đó, thành phần kẽm salicylate có trong Gumimouth có tác dụng chống viêm, làm săn se niêm mạc, làm dịu vết loét mang đến hiệu quả điều trị bệnh lở miệng vượt trội
Cung cấp dinh dưỡng cho niêm mạc miệng, nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát
Ngoài tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn ở trên, chitosan, cao duối, đinh hương, còn mang đến nguồn vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng niêm mạc miệng, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Nhờ sự phối hợp của các thành phần, Gumimouth giúp cải thiện hiệu quả tình trạng lở miệng, ngăn chặn bệnh tái phát.
Gel làm sạch miệng và sát khuẩn Gumimouth
Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn đọc giải được các thắc mắc xoay quanh vấn đề lở miệng. Để cải thiện tình trạng bệnh an toàn, hiệu quả, hãy sử dụng sản phẩm Gumimouth mỗi ngày bạn nhé!
Ngô Ánh
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh lý răng miệng và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0917230950/0917185170.