Bé bị lở lưỡi phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Bởi tình trạng này khiến cho trẻ quấy khóc, chán ăn uống, dẫn đến sụt cân. Vậy tình trạng bé bị lở lưỡi là do đâu? Cần làm gì để giúp bé thoát khỏi tình trạng này? Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc như trên thì cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Trẻ bị lở lưỡi là tình trạng như thế nào?
Lở lưỡi là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, gây ra tình trạng đau miệng, làm bé chảy nước bọt, biếng ăn, quấy khóc,... Biểu hiện điển hình của bệnh là xuất hiện những vết viêm loét nhỏ trong khoang miệng, lưỡi, đường kính từ 1 - 3mm. Vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng, xám hay vàng, viền xung quanh vết loét được bao quanh quầng đỏ. Những vết loét này thường xuất hiện thành từng đám hoặc đơn độc khiến trẻ rất khó chịu. Đôi khi, hiện tượng viêm cấp có thể dẫn đến sốt cao, nổi hạch ở góc hàm,... Đặc biệt, các vết loét ở lưỡi thường tái phát, gây đau đớn và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, lở lưỡi có thể kèm theo các triệu chứng: Trẻ luôn trong trạng thái uể oải, chán ăn, thiếu sức sống.
>>> Xem thêm: Phải làm sao khi cắn vào lưỡi bị sưng?
Trẻ bị lở lưỡi là do đâu?
Lở lưỡi là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này với điểm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là tác nhân bên trong hoặc bên ngoài.
Điểm qua những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm lở loét miệng ở trẻ:
- Lớp niêm mạc của trẻ bị tổn thương do vật cứng làm rách lớp niêm mạc, đó có thể là bàn chải đánh răng quá chứng hay vật nhọn.
- Do trẻ sử dụng quá nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ gây nóng trong người và dẫn đến tình trạng lở loét niêm mạc miệng lưỡi.
- Trẻ bị sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm lợi,… cũng chính là nguyên nhân hình trạng nên tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi.
- Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do mắc phải một số bệnh lý khác hoặc căng thẳng, mệt mỏi khiến cho sức khỏe suy yếu. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus tấn công vào khoang miệng của trẻ.
- Cơ thể trẻ thiếu hụt một số thành phần dinh dưỡng như: Sắt, vitamin nhóm B, vitamin C, iron, acid folic,…
Mặc dù có nhiều yếu tố gây lở lưỡi, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Bởi trong khoang miệng của chúng ta vốn dĩ tồn tại rất nhiều vi sinh vật. Khi gặp các yếu tố thuận lợi kể trên, chúng sẽ tấn công vào tổ chức răng miệng bằng cách tiết ra độc tố làm phá vỡ cấu trúc của lưỡi và hình thành bệnh lở lưỡi. Ngoài ra, vi khuẩn, virus còn tiết ra hợp chất lưu huỳnh gây mùi hôi khi bị bệnh. Một nguyên nhân nữa đó là do sự suy giảm miễn dịch tại niêm mạc miệng, khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công, gây viêm, lở loét lưỡi.
>>> Xem thêm: Viêm lợi ở trẻ em phải làm sao để cải thiện?
Bé bị lở lưỡi thường xuyên có nguy hiểm không?
Ban đầu ở lưỡi thường không quá nguy hiểm vì những vết lở lưỡi sẽ nhanh chóng biến mất sau 1- 2 tuần. Tuy nhiên, khi lở lưỡi thường xuyên tái phát thì đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng lở lưỡi ở bé nếu không được điều trị có thể để lại một số hậu quả như:
- Cản trở quá trình ăn uống.
- Trẻ thường quấy khóc, lười ăn do miệng, lưỡi bị lở loét, đau rát dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Khi các vết lở lưỡi lâu ngày không khỏi còn là dấu hiệu tiềm tàng của những căn bệnh nguy hiểm khác.
Khi thấy bé có dấu hiệu bị lở lưỡi thường xuyên tái phát bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Giải pháp thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện bệnh lở lưỡi ở trẻ an toàn, hiệu quả
Các phương pháp điều trị trên mới chỉ đạt được vào mục tiêu ngắn hạn là làm giảm triệu chứng đau, viêm chứ chưa giải quyết được mục tiêu lâu dài là tác động vào nguyên nhân chính gây bệnh do vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc tây y kéo dài còn gây những tác dụng phụ lên cơ thể như: Giòn xương, viêm loét dạ dày, kháng thuốc,...
Trước những khó khăn trong điều trị triệt để lở lưỡi, suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu nhiều nguyên liệu từ y học hiện đại đến y học cổ truyền, nhằm tìm ra giải pháp mới cho người bệnh. Và một tin vui là các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời gel bôi kháng khuẩn làm sạch khoang miệng Gumimouth.
Gumimouth ra đời được xem là giải pháp toàn diện, an toàn và hiệu quả với người mắc vấn đề về khoang miệng, bởi những thành phần có trong sản phẩm giải quyết được các mục tiêu trong điều trị:
Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng
Kẽm salicylate (Zinc salicylate): Kẽm là vi chất cần thiết, bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng. Ngoài ra, kẽm còn có đặc tính chống viêm, giảm các triệu chứng của lở lưỡi, giúp tăng tái tạo biểu mô nên đây là một tác nhân làm dịu và giảm ngứa rất tốt.
Sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, từ đó tác động vào nguyên nhân gây bệnh
Nano Bạc (Nano Silver): Thành phần chính là nano bạc đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội. Phân tử bạc tương tác với nhóm thiol của protein và phần phospholipid của vi khuẩn, thay đổi tính thấm trên màng của vi khuẩn, phá vỡ, tiêu diệt các vi khuẩn này. Mặt khác, phân tử nano bạc cũng có khả năng đi qua màng, tương tác với các acid nucleic và ngăn chặn quá trình sao chép, khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên. Ngoài ra, nano bạc có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.
Các thành phần giúp giảm triệu chứng: Giảm đau, chống viêm
- Chiết xuất đinh hương (Syzygium aromaticum)
Đinh hương vị cay, mùi thơm, tính nóng, có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
- Chiết xuất duối (Hoàng anh mộc, mạy xói) (Streblus asper Lour)
Duối vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Vỏ duối dùng để chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi,…
- Chiết xuất neem (Xoan Ấn Độ) (Azadirachta indica extract)
Neem chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở nướu và mô miệng, điều trị hiệu quả bệnh lở lưỡi, giảm đau, ê buốt.
Tạo lớp màng bao bọc, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương và tăng cường tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương
Chitosan: Chitosan có khả năng tạo thành một lớp màng polymer trên răng và niêm mạc miệng trong một thời gian dài. Từ đó, ngăn chặn sự tấn công từ thức ăn và dịch tiêu hóa có trong nước bọt, giúp vết loét nhanh khép miệng.
8 ĐIỀU TÂM ĐẮC của người dùng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth để cải thiện các bệnh viêm loét khoang miệng 1. Gumimouth là sản phẩm có thành phần độc đáo duy nhất và đầu tiên trên thị trường đánh vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh do vi khuẩn, đặc biệt là virus (trong miệng thường là do virus). Thông thường, các loại thuốc bôi trên thị trường thường là chứa kháng sinh (mà kháng sinh lại chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không có tác dụng với virus), chống viêm (chỉ có tác dụng phần ngọn), gây tê (làm giảm cảm giác đau, xót tức thời) do vậy không tác động được vào nguyên nhân. 2. Nhờ thành phần từ các vị thuốc quý, sản phẩm đảm bảo an toàn, phù hợp với tất cả đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai mà không gây tác dụng phụ. 3. Sản phẩm an toàn ngay cả khi lỡ nuốt vào, có mùi thảo dược của chiết xuất duối, chiết xuất đinh hương,... thơm mát, tạo cảm giác dễ chịu khi bôi vào vùng niêm mạc khoang miệng. 4. Dạng bào chế nhỏ gọn, có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi. 5. Hiệu quả ngay từ những lần bôi đầu tiên, giảm đau, xót, ăn uống ngon miệng hơn. Không giống với suy nghĩ của nhiều người hiện nay là sản phẩm thảo dược có tác dụng chậm. 6. Dạng gel bôi, bám dính và bao phủ vết thương lâu hơn. 7. Chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng người dùng. 8. Gumimouth là sản phẩm của Công ty TNHH Mỹ Phẩm Spaphar uy tín trên thị trường, sở hữu rất nhiều thương hiệu sản phẩm nổi tiếng khác như Subạc, azacné, kem ngừa nhăn Babolica,... Sản phẩm của Công ty đều được các chuyên gia cũng như đông đảo người dùng tin tưởng và cho hiệu quả tích cực khi sử dụng. |
Thông tin hữu ích
Bé bị lở lưỡi phải làm sao?
Hầu hết tình trạng lở lưỡi ở trẻ thường không quá nguy hiểm và có thể tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra không ít sự khó chịu và đau đớn khi trẻ ăn uống. Do đó, các mẹ có thể áp dụng một số cách chữa lở lưỡi cho trẻ dưới đây:
Sử dụng thuốc uống hoặc gel bôi
Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều các thương hiệu trị viêm - lở loét miệng lưỡi dành cho trẻ em. Điển hình như gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện lở lưỡi an toàn, hiệu quả, được rất nhiều người tin dùng. Quý phụ huynh có thể tìm mua tại các nhà thuốc và cho trẻ sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho trẻ cũng cần thận trọng, bởi một số loại có chứa các thành phần mà cơ thể của trẻ bị dị ứng. Đồng thời, phải tham khảo ý kiến của chuyên gia để biết chính xác cách dùng và liều lượng sử dụng phù hợp cho từng độ tuổi cũng như mức cân nặng của trẻ.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Mỗi ngày 3 – 4 ly nước muối ấm để súc miệng sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau nhức do viêm lở lưỡi gây ra. Đồng thời, nước muối ấm còn kháng khuẩn, sát trùng, giúp cho răng miệng luôn sạch sẽ, mang lại hơi thở thơm mát. Trong khoảng thời gian đầu, sẽ có một vài trẻ không thích thực hiện việc này, sợ bị rát. Do đó, để tăng sự hứng thú cho trẻ, quý phụ huynh nên cùng con súc miệng và đưa ra một vài lời răn đe nhẹ nhàng.
Bổ sung nước cho cơ thể
Cơ thể khi bị mất nước khiến cho tình trạng viêm loét miệng lưỡi càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn để tránh tình trạng khô môi, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ sử dụng một số loại đồ uống từ các loại hoa quả tươi để cải thiện tình trạng viêm lở loét miệng lưỡi, bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi.
Một số lưu ý khác khi bé bị lở lưỡi
Nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng
Khi trẻ bị viêm lở loét miệng lưỡi thường biếng ăn do miệng đau, khó nuốt dẫn đến sụt cân. Lúc này, cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, canh, cơm dẻo mềm. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn giàu chất béo, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng và có tính axit, bởi chúng có thể làm cho tình trạng lở loét miệng lưỡi càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Áp dụng một số bài thuốc dân gian quen thuộc
Một số mẹo vặt trong dân gian trị viêm lở loét miệng lưỡi cũng được nhiều quý phụ huynh quan tâm và áp dụng để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số cách trị miệng lưỡi bị lở loét cho trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
- Mật ong: Mật ong được đánh giá là vị thuốc có tính kháng khuẩn, tiêu viêm khá cao, do đó, loại dược liệu này sẽ giúp chữa lành vết thương nhanh chóng. Mỗi lần sử dụng, các bà mẹ chỉ cần lấy một lượng mật ong vừa đủ để bôi trực tiếp lên vết loét ở thành miệng, lưỡi. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi, quý phụ huynh không nên áp dụng phương pháp này.
- Mật ong và củ nghệ: Sự kết hợp giữa mật ong và củ nghệ là hoàn hảo trong việc cải thiện tình trạng lở loét miệng lưỡi. Bởi cả 2 nguyên liệu này đều có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt. Mỗi lần sử dụng, cha mẹ nên trộn một muỗng cà phê tinh bột nghệ cùng với một muỗng cà phê mật ong. Sau đó, bôi trực tiếp lên vết loét ở miệng lưỡi. Thực hiện mỗi ngày một lần và áp dụng cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
- Lá húng quế: Trong lá húng quế chứa một số thành phần có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm nhẹ, giảm đau. Mỗi lần cho trẻ nhai 2 – 3 lá húng quế tươi sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm loét miệng lưỡi.
>>> Xem thêm: Cách giảm sưng nướu răng hiệu quả
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị lở lưỡi
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng góp phần cải thiện chứng lở lưỡi. Khi trẻ bị lở lưỡi nên ăn gì và kiêng ăn gì là vấn đề các bà mẹ cần lưu ý.
Trẻ bị lở lưỡi ăn gì?
- Trái cây tươi: Có rất nhiều loại trái cây tính mát, cung cấp nguồn vitamin A, B, C, E, D, K và khoáng chất kẽm, đồng, mangan, giúp tăng cường sức đề kháng cho thể như táo, bưởi, chuối, nho, cà rốt,… Mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên sau bữa ăn hoặc làm sinh tố dễ uống.
- Rau mồng tơi: Mồng tơi giúp nhuận tràng, tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc và trị mụn nhọt, nhiệt miệng, rôm sảy, có tác dụng làm mát cơ thể một cách hiệu quả. Mẹ có thể nấu canh mồng tơi với mướp hoặc cua cho bé ăn hàng ngày.
- Mật ong: Mật ong là hợp chất thiên nhiên có tính kháng khuẩn - chống viêm hiệu quả. Đồng thời, mật ong cũng giàu dưỡng chất vitamin giúp giảm sưng tấy, nhanh lành các vết loét, lở lưỡi. Hàng ngày, mẹ rót một chút mật ong ra chiếc bát nhỏ, dùng bông tăm thấm nhẹ nhàng vào chỗ lở lưỡi của bé sau khi ăn. Mẹ nên thực hiện kiên trì ngày 3 lần, 3 - 4 ngày thì bé sẽ khỏi.
- Bột sắn dây: Bột sắn dây vị ngọt cay, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có chức năng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể. Mẹ chuẩn bị khoảng 10 – 15g bột sắn dây. Pha loãng bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, không nên cho đường vào. Mẹ cho bé uống mỗi ngày 2 lần, trong vòng 2 - 3 ngày bé sẽ khỏi.
Trẻ bị lở lưỡi kiêng ăn gì?
- Thực phẩm cay nóng, khó tiêu: Khi nấu nướng, mẹ nên tránh thêm các gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, nước mắm,... vì chúng dễ làm bệnh trở nặng.
- Thực phẩm chiên xào, nhiều chất béo: Ăn đồ chiên rán, nhiều chất béo thường rất nóng, tác động tới niêm mạc miệng, lưỡi, gây ra vết loét, tổn thương, hình thành những đám nấm trắng ở miệng, lưỡi, làm cho tình trạng trở nên trầm trọng. Vì vậy, mẹ nên loại bỏ các chất béo, đồ chiên rán ra khỏi thực đơn của bé.
- Thực phẩm quá nhiều đường: Trong thời gian bé bị lở lưỡi, nên hạn chế ăn các loại bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường vì rất dễ gây sâu răng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.
- Thực phẩm cứng, dễ cọ xát vào miệng, vào lợi của bé: Thực phẩm cứng rất dễ làm tổn thương lớp niêm mạc mỏng trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào, làm trầm trọng hơn chứng lở lưỡi. Vì thế, mẹ không cho trẻ ăn các thực phẩm cứng, dễ cọ xát trong miệng.
Đánh giá của chuyên gia
“Bị nhiệt lưỡi là do đâu và phải làm sao để điều trị hiệu quả?” - Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, nhiệt lợi là tình trạng như thế nào? Những nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn TẠI ĐÂY
Bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lở lưỡi ở trẻ em. Đừng quên cho bé sử dụng gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth để không còn lo lắng về vấn đề lở lưỡi, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh lở lưỡi ở trẻ và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917185170.
Để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ tổng đài 18006305 miễn phí, hotline 0917185170/ 0917230950 zalo, viber. Chúc sức khỏe
Dùng cho những người mắc các bệnh về răng miệng như: Nhiệt miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, ê buốt, chảy máu chân răng, sâu răng,...; Những người có thói quen hút thuốc lá, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu,... Phòng ngừa các bệnh về răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn. Thoa gel lên vùng bị tổn thương 3 - 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn.Để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ tổng đài 18006305 miễn phí, hotline 0917185170/ 0917230950 zalo, viber. Chúc sức khỏe
- Ăn những đồ ăn cay nóng, hoặc có nhiều gluten khiến tổn thương vùng miệng. - Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate. Bạn nên uống nhiều nước thay đổi chế độ ăn uống để giảm tình trạng nhiệt miệng và kết hợp sử dụng thêm Gumimouth sẽ cải thiện tình trạng nhiệt miệng tốt. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Gumimouth, đây là sản phẩm độc đáo đông ty y kết hợp không chỉ điều trị vào triệu chứng mà điều trị vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh loét miệng. Gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth có thành phần chính nano bạc kết hợp cùng với các thảo dược quý khác như chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem, chitosan, kẽm salicylat giúp làm sạch, khử mùi hôi, làm dịu mát miệng khi bị: Nhiệt miệng, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, ê buốt, chảy máu chân răng,...; góp phần kháng khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển vi khuẩn gây: Viêm lợi, viêm niêm mạc miệng, viêm quanh răng,... cho răng chắc khỏe hơn.
Dùng cho những người mắc các bệnh về răng miệng như: Nhiệt miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, ê buốt, chảy máu chân răng, sâu răng,...; Những người có thói quen hút thuốc lá, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu,... Phòng ngừa các bệnh về răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn. Thoa gel lên vùng bị tổn thương 3 - 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn.Để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ tổng đài 18006305 miễn phí, hotline 0917185170/ 0917230950 zalo, viber. Chúc sức khỏe
Dùng cho những người mắc các bệnh về răng miệng như: Nhiệt miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, ê buốt, chảy máu chân răng, sâu răng,...; Những người có thói quen hút thuốc lá, hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu,... Phòng ngừa các bệnh về răng miệng, giúp răng chắc khỏe hơn. Thoa gel lên vùng bị tổn thương 3 - 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
Để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ tổng đài 18006305 miễn phí, hotline 0917185170/ 0917230950 zalo, viber. Chúc sức khỏe
Để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ tổng đài 18006305 miễn phí, hotline 0917185170/ 0917230950 zalo, viber. Chúc sức khỏe