Khi bị sâu răng kiêng ăn gì là vấn đề được nhiều người tìm hiểu. Đây là tình trạng quen thuộc trong cộng đồng, xuất hiện phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nó. Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên, cũng như tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý sâu răng, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Hiện tượng sâu răng là gì?
Sâu răng là tổn thương trên bề mặt răng hoặc men răng, xảy ra do sự tấn công của acid do vi khuẩn lên men đường trong miệng. Sâu răng là tình trạng phổ biến nhất trên thế giới, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ sơ sinh và thường gặp ở trẻ em. Đôi khi, ngay cả những người có thói quen vệ sinh răng miệng tốt cũng xuất hiện những lỗ hổng trên răng mà họ hề biết. Tình trạng sâu răng nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng và thậm chí mất răng.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sâu răng, các triệu chứng có thể gặp phải là:
- Răng nhạy cảm.
- Đau răng.
- Lỗ hổng trong răng.
- Làm đen răng.
- Răng bị ăn mòn hết.
Sâu răng thường tiến triển khá âm thầm, bởi giai đoạn đầu khi nó ăn mòn thường không gây đau đớn gì. Các dấu hiệu thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng. Do vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh là điều cần thiết.
>>> XEM THÊM: Người bị nhiệt miệng ăn gì nhanh khỏi? Note ngay 4 thực phẩm cực tốt này!
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng xuất phát từ các mảng bám dính trên răng. Trong mảng bám có: Vi khuẩn, nước bọt, acid, thức ăn,… Mảng bám bắt đầu hình thành trên răng ngay sau khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Trong mảng bám, các vi khuẩn lên men đường thành acid. Khi đó, acid sinh ra có thể làm mòn men răng, lâu dần ăn vào ngà răng và tạo thành lỗ hổng trên răng. Hầu như ai cũng có khả năng bị sâu răng. Tuy nhiên, một số yếu tố khiến nguy cơ bị sâu răng cao hơn cả đó là:
Tiêu thụ thức ăn và đồ uống có đường hoặc axit
Khi ăn đồ có nhiều đường và acid sẽ làm tăng nguy cơ răng bị bào mòn, khiến răng dễ sâu hơn. Do vậy, bạn cần hạn chế ăn những thức ăn quá ngọt, quá chua. Đôi khi, bạn có thể ăn những đồ ăn đó nhưng cần vệ sinh răng miệng ngay lập tức.
Vệ sinh răng miệng kém
Không đánh răng thường xuyên khiến mảng bám tích tụ lại trên răng. Sau 24 giờ, nếu không được lấy đi, chúng sẽ trở nên cứng lại, bám chắc và tạo thành cao răng, tấn công men răng, gây sâu răng.
Khô miệng
Nước bọt có tác dụng tiêu diệt, làm giảm các mảng bám và vi khuẩn trên răng. Khi miệng bị khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra sâu răng.
Thiếu fluoride
Fluoride có vai trò quan trọng giúp ngăn chặn sâu răng, trám lại các lỗ hổng do sâu răng tạo ra. Nếu thiếu fluoride, răng sẽ dễ bị tổn thương và dẫn đến sâu.
Trào ngược dạ dày
Khi bị trào ngược dạ dày, acid dịch vị có pH thấp sẽ làm mòn men răng nhanh chóng, gây ra sâu răng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sâu răng, do vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng hàng ngày để ngăn chặn tình trạng này có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có chế độ ăn hợp lý, hạn chế một số đồ ăn dễ gây sâu răng.
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng tái phát nhiều lần. TÌM HIỂU NGAY!
Khi bị sâu răng kiêng ăn gì?
Câu hỏi đặt ra là: Bị sâu răng kiêng ăn gì? Khi bị sâu răng, bạn cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm dưới đây để cải thiện tình trạng và ngăn chặn nó nặng thêm:
Thực phẩm có nhiều đường, tinh bột và axit
Trong khoang miệng, dưới tác dụng của men trong nước bọt, tinh bột được phân giải thành các phân tử đường nhỏ, rất thuận lợi cho vi khuẩn lên men. Do vậy, bạn nên hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường, tinh bột. Bên cạnh đó, những đồ ăn chứa nhiều acid có thể làm mòn men răng nên cũng cần hạn chế.
Đồ ăn nóng, cay
Đồ ăn cay, nóng rất dễ kích thích lên phần nướu răng bị tổn thương, gây đau. Lúc đó, răng sẽ không được bảo vệ và rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
Thịt gà, xôi nếp
Đây là 2 loại thức ăn rất dễ gây dắt răng cho bạn. Nếu như sau khi ăn, phần thức ăn bị mắc không được lấy ra sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Nước có ga
Đồ uống có ga làm giảm canxi trong răng, khiến răng rất dễ chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Nước uống có ga cũng chứa nhiều đường và acid, không tốt cho răng.
Kem
Kem vừa lạnh lại có chứa một lượng đường lớn, rất dễ làm răng bị sâu. Đặc biệt là những người có răng nhạy cảm, việc ăn kem sẽ gây đau đớn.
Cà phê nóng
Đồ quá nóng hay quá lạnh đều dễ kích thích và gây tổn thương cho răng. Bên cạnh đó, cà phê có tính acid nên sẽ gây tổn thương răng nếu dùng kéo dài. Do vậy, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này.
Cà chua
Vitamin C chính là một loại acid hữu cơ. Mặt khác, hàm lượng vitamin C có trong cà chua lại rất cao nên cần hạn chế ăn khi bạn bị sâu răng.
Trái cây vị chua
Các trái cây có vị chua sẽ chứa hàm lượng acid hữu cơ khá cao và dễ bào mòn men răng của bạn. Ngoài ra, vị chua cũng làm cho vết thương xót hơn. Do vậy, khi sâu răng chưa được điều trị, hãy hạn chế ăn các loại trái cây này.
Bên cạnh việc kiêng ăn những loại thực phẩm trên, bạn cũng nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cũng như ăn uống hợp lý để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
>>> XEM THÊM: Chảy máu chân răng phải làm sao? Lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn
Gumimouth - Hỗ trợ điều trị sâu răng hiệu quả
Bên cạnh việc kiêng ăn các thực phẩm ảnh hưởng đến răng, hiện nay nhiều người có xu hướng sử dụng những loại gel bôi giúp giảm cảm giác đau nhức cũng như hạn chế sâu răng hiệu quả. Tiêu biểu trong đó là gel bôi Gumimouth, đem lại hiệu quả điều trị sâu răng rõ rệt. Tác dụng điều trị sâu răng có được là do Gumimouth chứa các thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, bảo vệ răng. Cụ thể:
Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng
Kẽm salicylate: Kẽm giúp tăng cường sức đề kháng của các tế bào niêm mạc miệng. Từ đó, bảo vệ răng miệng trước những yếu tố cơ hội gây bệnh răng miệng: Vi khuẩn, virus, vi nấm,...
Tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng nhờ:
- Nano bạc: Hoạt tính kháng khuẩn của bạc đã được biết đến từ thời cổ đại và với nồng độ thấp thì không gây độc cho tế bào ở người. Các phân tử bạc tương tác với nhóm thiol của protein và phần phospholipid của vi khuẩn, thay đổi tính thấm trên màng của vi khuẩn, từ đó phá vỡ rồi tiêu diệt chúng. Bên cạnh đó, các phân tử nano bạc cũng có khả năng đi qua màng, tương tác với acid nucleic và ngăn chặn quá trình sao chép, khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên. Từ đó, tiêu diệt vi khuẩn ở các mảng bám trên răng.
- Chitosan: Có tác dụng kháng khuẩn, chống lại virus, vi khuẩn, nấm. Một nghiên cứu của Fujiwara và các cộng sự báo cáo rằng, chitosan không tan trong nước và có tác dụng ức chế vi khuẩn gây sâu răng - streptococcus mutans. Hiện nay, chitosan được ứng dụng nhiều trong nha khoa vì khả năng ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ vi khuẩn.
- Chiết xuất neem: Neem là loại cây thường xanh mang nhiều giá trị. Các công trình nghiên cứu đã chứng minh, chiết xuất từ loài cây này đem lại hiệu quả chống mầm bệnh nha chu và vi khuẩn gây sâu răng hay có trong mảng bám.
Giảm đau răng hiệu quả nhờ:
- Chiết xuất đinh hương: Tinh dầu (eugenol) trong đinh hương có hiệu quả gây tê tự nhiên mạnh, kích thích dây thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất eugenol còn có tác dụng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Kẽm salicylate: Kẽm là một chất có tác dụng tốt trong kiểm soát mảng bám. Nồng độ kẽm thấp có thể tăng cường tái tạo các tổn thương men răng. Bên cạnh đó, salicylate đem lại hiệu quả chống viêm mạnh, giảm nhanh các triệu chứng của viêm lợi.
- Chiết xuất duối: Theo đông y, cây duối vị đắng, chát, tính mát, đem lại tác dụng sát trùng, cầm máu, trị sâu răng. Đây cũng là loại thảo dược được ông cha ta sử dụng để trị các bệnh về răng miệng từ lâu đời.
Như vậy, bằng sự kết hợp của những thành phần trên, Gumimouth đem lại hiệu quả hỗ trợ cải thiện tình trạng sâu răng rõ rệt.
Thắc mắc sâu răng kiêng ăn gì đã có lời giải đáp. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình một phương pháp bảo vệ răng miệng hợp lý, phòng tránh sâu răng hiệu quả. Đừng quên sử dụng gel bôi Gumimouth mỗi ngày để răng miệng luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh sâu răng và đặt mua sản phẩm Gumimouth chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917.185.170