Chảy máu chân răng phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi vì đây là một trong những bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm các vấn đề về răng miệng, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Mặc dù phổ biến nhưng chảy máu chân răng có thể là những dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Để tìm hiểu rõ hơn về chảy máu chân răng cũng như nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là bệnh lý thường gặp do chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Bệnh lý này thực chất không nguy hiểm và nhưng lại khiến cho người mắc cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là khi ăn trái cây hay đánh răng cũng có thể khiến răng bị chảy máu. Bình thường, chảy máu chân răng thường do đánh răng quá mạnh, xỉa răng,… Tuy nhiên, đôi khi đây là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như:
- Viêm nha chu (viêm lợi tiến triển).
- Ung thư máu (bạch cầu).
- Thiếu vitamin.
- Tiểu cầu sụt giảm trong cơ thể.
Thường gặp, phổ biến và khá nguy hiểm là những gì mọi người có thể biết được về bệnh chảy máu chân răng. Tất cả đều không hề rõ ràng. Do vậy, để có thể điều trị chảy máu chân răng nhanh chóng, cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh là gì.
>>> XEM THÊM: Ăn gì khi bị sưng nướu răng có mủ? Note ngay 5 loại thực phẩm sau
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Chảy máu thường xảy ra do bàn chải đánh răng quá cứng, chải răng quá mạnh hay đơn giản là do răng giả quá chắc. Tuy nhiên, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm. Do vậy, để hiểu rõ hơn về chảy máu chân răng, việc nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là rất cần thiết. Một số nguyên nhân gây ra chảy máu chân răng là:
Viêm lợi
Sự tích lũy của các mảng bám tạo thành cao răng. Cao răng mang theo nhiều vi khuẩn bám chắc vào răng, gây viêm, khiến lợi sưng đỏ và dễ bị kích thích. Khu vực bị sưng này sẽ dễ chảy máu khi bạn đánh răng.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng tiến triển nặng của viêm lợi. Biểu hiện rõ rệt nhất là hiện tượng tụt lợi, răng không có lợi bao bọc nên không chắc chắn. Trường hợp nặng, răng rất dễ lung lay và gãy ra. Bên cạnh đó, bệnh có kèm theo một số triệu chứng mới như: Hôi miệng, mùi vị khó chịu trong miệng,…
Thiếu vitamin
Vitamin C tham gia vào cấu tạo collagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Do vậy, sự thiếu hụt vitamin này sẽ khiến thành mạch kém bền vững, dễ gây chảy máu chân răng.
Sự thiếu hụt vitamin K cũng gây ra hiện tượng chảy máu chân răng. Bình thường, vitamin K đóng vai trò là chất hoạt hóa cho các yếu tố đông máu II,VII, IX, X. Do vậy, khi thiếu hụt vitamin này, quá trình đông máu sẽ không được xảy ra.
Bệnh tiểu đường
Chảy máu chân răng là một dấu hiệu sớm của tiểu đường. Khi mắc bệnh này, khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể giảm. Lượng đường cao trong máu khiến cho bệnh khó lành và làm tồi tệ hơn các bệnh về răng miệng liên quan.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu hay còn gọi là leukemia (lơ-xơ-mi), ung thư máu với sự quá sản và dị sản bạch cầu. Trong bệnh lý này, số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, tiểu cầu và hồng cầu đều bị giảm về số lượng. Sự thiếu hụt tiểu cầu khiến cho máu khó đông.
Giảm tiểu cầu
Đôi khi, tiểu cầu có thể sụt giảm mà không rõ nguyên nhân. Sự sụt giảm tiểu cầu đột ngột khiến máu khó đông và chảy máu chân răng tiếp diễn. Nếu tình trạng tiểu cầu giảm quá mức có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu xảy xa khiến cho máu khó đông và chảy máu khó cầm. Khi đó, bệnh nhân sẽ chảy máu chân răng liên tục ngay cả khi chỉ có một vết thương nhỏ.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng máu khó đông có thể xảy ra do: Dùng thuốc chống đông máu liều cao, mang thai, thay đổi nội tiết tố,… Sau khi xác định rõ nguyên nhân dẫn, hãy tìm cách điều trị và phòng tránh tái phát.
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng tái phát nhiều lần. TÌM HIỂU NGAY!
Chảy máu chân răng phải làm sao?
Câu hỏi đặt ra là chảy máu chân răng phải làm sao? Khi tình trạng chảy máu chân răng xảy ra, bạn nên chú ý hơn về việc vệ sinh răng miệng cũng như đi khám răng định kỳ. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để cải thiện tình trạng răng miệng của mình:
Đi khám sức khỏe định kỳ
Đi khám răng 2 lần trong năm để lấy cao răng và điều trị sớm các bệnh răng miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm để có hướng điều trị thích hợp.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Sử dụng chỉ nha khoa và đánh răng 2 lần mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý, lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, nhẹ nhàng với nướu bị viêm.
Ngưng hút thuốc
Thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ mà còn liên quan đến hàng loạt vấn đề về răng miệng. Thống kê ở Mỹ cho thấy, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng ở đất nước này. Nguyên nhân là do thuốc lá có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của răng miệng, giảm khả năng chống lại các vi khuẩn ở mảng bám và dễ dàng gây viêm. Do vậy, việc bỏ hút thuốc lá là cần thiết để cải thiện những tình trạng trên.
Bổ sung vitamin C và K
Bổ sung 2 loại vitamin này khiến cho hệ mạch bền vững, giảm nhanh tình trạng nướu răng hiệu quả. Bạn có thể bổ sung:
- Vitamin C từ: Cam, khoai lang, cà rốt, ớt đỏ,…
- Vitamin K từ: Rau bina, rau cải bắp, cải xoăn,…
Uống trà xanh
Trà xanh có chứa các catechin, đem lại hiệu quả tích cực trong đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu. Đồng thời, đây cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm với vi khuẩn trong miệng. Các nghiên cứu cho thấy, một người uống trà xanh nhiều thì sức khỏe răng lợi của họ càng tốt. Tuy vậy, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên chỉ nên uống 2 - 3 cốc/ngày.
Súc miệng nước muối
Súc miệng làm giảm vi khuẩn và cầm máu, có hiệu quả rất tốt trong cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.
Các biện pháp trên đây có thể giúp bạn nhanh chóng cải thiện được tình trạng chảy máu chân răng. Hãy thực hiện ngay để có một hàm răng khỏe mạnh nhé!
>>> XEM THÊM: Chữa viêm lợi bằng lá trầu không có hiệu quả như thế nào?
Gumimouth – Giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng chảy máu chân răng
Mặc dù xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng các trường hợp chảy máu chân răng do viêm lợi lại chiếm tới 90%. Do vậy, bên cạnh việc thực hiện một thói quen dinh dưỡng tốt, chế độ chăm sóc răng miệng khoa học thì việc điều trị viêm lợi cho người bệnh là biện pháp để chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng và ngăn chặn nó quay trở lại. Do vậy, để điều trị chảy máu chân răng cần thường tập trung vào 4 mục tiêu chính:
- Tăng cường sức đề kháng của tế bào niêm mạc miệng.
- Chống viêm, giảm đau. Giảm nhanh các triệu chứng chảy máu chân răng.
- Tiêu diệt vi khuẩn ở các mảng bám, vi khuẩn gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Đem lại hiệu quả điều trị bệnh lâu dài.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng cường sự tái tạo phục hồi của mô lợi.
Để đáp ứng được cả 4 mục tiêu nói trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công gel bôi Gumimouth. Sản phẩm đem lại hiệu quả trong hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng cũng như nhiều bệnh lý ở răng miệng khác.
Hiệu quả của Gumimouth đạt được là do sự phối hợp đồng nhất của các thành phần trong công thức sản phẩm:
- Nano bạc: Theo một số nghiên cứu, nano bạc có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn phổ rộng bằng cách phá hủy chức năng của màng tế bào vi sinh vật và hoạt tính của các men. Các phân tử này bao bọc trực tiếp tế bào của vi sinh vật và phá vỡ cấu trúc tế bào, từ đó vô hiệu hóa sự phát triển của chúng. Ngoài ra, nano bạc có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương thông qua cơ chế kích thích nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen.
- Chitosan: Tác dụng kháng sinh theo cơ chế tương tác điện tích (+) của chitosan và điện tích (-) màng tế bào, do đó sẽ tiêu diệt được vi trùng trong khoang miệng. Bên cạnh đó, chitosan đóng vai trò như là tín hiệu chuyển đến các tế bào để kích thích quá trình hình thành mô mới. Chitosan nhanh chóng tạo thành một lớp màng polymer bao lại niêm mạc lợi, tăng cường chức năng bạch cầu đa nhân trung tính, keratin, nguyên bào sợi nên làm nhanh lành vết thương ở lợi cũng như cản trở tác động của thức ăn, dịch vị đến khu vực bị tổn thương. Từ đó, khiến vùng lợi bị thương lành nhanh chóng.
- Chiết xuất neem (lá xoan Ấn Độ hay còn gọi là sầu đâu) có tác dụng chống viêm mạnh thông qua cả 2 cơ chế: Ức chế ROS (nhóm hoạt chất oxy hóa tái hoạt) và cytokine tiền viêm.
- Kẽm salicylate (zinc salicylate): Salicylate có đặc tính chống viêm, làm giảm các triệu chứng của viêm khoang miệng như đỏ, nóng, sưng tấy, đau nhức. Ngoài ra, kẽm còn giúp tăng tái tạo biểu mô nên đây là một tác nhân giúp làm dịu và giảm ngứa rất tốt.
- Đinh hương: Vị cay, mùi thơm, tính nóng, có tác dụng kích thích, làm thơm, lợi trung tiện, làm ấm bụng, sát khuẩn. Tinh dầu đinh hương có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn.
- Duối: Vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng.
Bằng sự phối hợp các thành phần trên, Gumimouth đã đáp ứng được cả 3 mục tiêu trong điều trị chảy máu chân răng. Sản phẩm đem lại tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả, từ đó giảm hẳn chảy máu chân răng. Sản phẩm cũng giúp mô lợi nhanh chóng phục hồi lại sau tổn thương.
Vấn đề chảy máu chân răng phải làm sao đã được giải đáp. Thực hiện những thói quen chăm sóc răng miệng khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý, cùng với sử dụng Gumimouth mỗi ngày, chắc chắn bệnh chảy máu chân răng của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề chảy máu chân răng phải làm sao và đặt mua sản phẩm Gumimouth chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ số: 0917.185.170