Viêm lợi (hay viêm nướu) là bệnh do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Nếu không được chữa trị mà tiếp tục để lợi bị tổn thương, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng. Vậy bị viêm lợi phải làm sao, bị viêm lợi uống thuốc gì để hỗ trợ cải thiện bệnh? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng nhiễm trùng các mô mềm xung quanh chân răng, không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến cho người bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này:

+ Do vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ.

 Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

Vệ sinh răng miệng không sạch là nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

+ Do sử dụng nhiều rượu, bia, thuốc lá làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến bệnh dễ bùng phát.

+ Do chải răng không đúng cách.

+ Do ăn nhiều đồ cay nóng.

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây viêm lợi, tuy nhiên các chuyên gia y tế cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn, virus. Điều này được lý giải như sau: Khi chúng ta vệ sinh răng miệng không sạch, sức đề kháng bị suy yếu, chải răng không đúng cách,... sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công các tổ chức niêm mạc miệng. Tại đây, các tác nhân có hại này sẽ tiết ra độc tố gây viêm, nhiễm khoang miệng (đặc biệt là nướu), ngoài ra chúng còn phân giải thức ăn thừa tạo thành các hợp chất lưu huỳnh khiến cho người bệnh bị viêm nướu/lợi kèm theo hôi miệng. Mặt khác thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc viêm lợi.

Triệu chứng của bệnh viêm lợi

Triệu chứng của bệnh viêm lợi rất dễ theo dõi và phát hiện. Những triệu chứng thường gặp như:

Lợi sưng và đỏ

Trong giai đoạn đầu của bệnh, dấu hiệu nhận biết bao gồm lợi bị đỏ, sưng phồng lên và rất dễ chảy máu. Lợi sưng khiến cho việc ăn uống hàng ngày trở nên khó khăn. Bất cứ thức ăn nào qua miệng khi chạm vào lợi cũng gây nên cảm giác đau buốt khó chịu. Cần chú ý đặc điểm này đối với trẻ nhỏ, bởi khi lợi sưng, bé sẽ có xu hướng biếng ăn dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ.

 Lợi sưng, đỏ là dấu hiệu của bệnh viêm lợi

Lợi sưng, đỏ là dấu hiệu của bệnh viêm lợi

Chảy máu lợi

Viêm lợi ở giai đoạn đầu khiến người mắc bị chảy máu răng bất chợt, nhất là sau khi đánh răng hay xỉa răng bằng tăm. Dù thấy rõ triệu chứng là như vậy nhưng phần lớn người mắc đều nghĩ không có gì đáng ngại, vì họ cho rằng phần da ở lợi mỏng, dễ bị tổn thương. Lông bàn chải, tăm cứng chọc vào chảy máu là chuyện bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu này cho thấy lợi đã bị tổn thương, dễ dàng chảy máu bởi các tác động bên ngoài. Do đó, nếu thường xuyên xuất hiện máu ở vùng lợi, bạn nên đi khám nha khoa để được chẩn đoán và có các biện pháp điều trị kịp thời, tránh chuyển sang giai đoạn viêm lợi nặng.

Hơi thở có mùi hôi

Viêm lợi khiến cho hơi thở người mắc có mùi rất khủng khiếp. Ở Việt Nam, có tới trên 90% người dân bị hôi miệng từ mức độ nhẹ đến nặng. Khi các mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng lợi, vi khuẩn sẽ dễ dàng phân hủy chúng và tạo nên mùi khó chịu trong miệng người bệnh. Hơi thở hôi khiến họ thiếu tự tin trong giao tiếp, gây khó chịu với người đối diện. Người bị hôi miệng do viêm lợi dù đánh răng, chải sạch kỹ đến mức nào thì vẫn còn mùi hơi thở khó chịu. Do viêm lợi đã hình thành các túi mủ ở chân răng nên tình trạng “rau mùi” lúc nào cũng tồn tại, ngay cả khi bạn đã cố gắng làm sạch răng miệng.

 Hôi miệng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi

Hôi miệng là dấu hiệu của bệnh viêm lợi

Răng lung lay

Viêm lợi khiến phần lợi ở chân răng yếu đi, chức năng bảo vệ răng của lợi mất dần làm cho răng lung lay. Ở giai đoạn cuối, viêm lợi có thể gây rụng răng, khả năng này càng dễ dàng xảy ra đối với những người lớn tuổi - giai đoạn mà các tổ chức, cấu trúc răng lợi đang dần thoái hóa.

Kẽ hở giữa răng và lợi

Viêm lợi lâu ngày sẽ khiến các cấu trúc quanh răng ảnh hưởng, phần lợi giữa các răng yếu dần và tụt xuống, tạo nên kẽ hở giữa các chân răng. Kẽ hở này sẽ là “nơi trú ẩn” lý tưởng của thức ăn thừa, mảng bám, vi khuẩn, từ đó gây viêm lợi.

Bị viêm lợi uống thuốc gì để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả?

Bị viêm lợi dùng thuốc gì là câu hỏi thường được mọi người quan tâm. Để phòng ngừa cũng như điều trị viêm lợi, bạn phải kết hợp đánh răng, dùng chỉ nha khoa và vệ sinh răng miệng đúng cách cùng với các thuốc dưới đây:

Thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ ở răng, thường được sử dụng trong điều trị viêm lợi. Sự kết hợp của kháng sinh nhóm macrolid với metronidazol mang lại hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng,...

Dung dịch súc miệng

Trong thành phần của dung dịch súc miệng thường chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin,... sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.

Thuốc kháng viêm non - steroid

Điển hình như ibuprofen, diclophenac, meloxicam… làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau các viêm nướu răng. Lưu ý không dùng các thuốc này cho người có tiền sử viêm loét dạ dày.

Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…)

Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau khi bị viêm lợi, viêm nướu răng.

Nhóm thuốc giảm đau (paracetamol, aspirin,...)

Thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau do viêm nướu. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh như sốt xuất huyết.

Ngoài ra, người mắc viêm lợi nên chú ý:

Chăm sóc răng miệng đúng cách: Khi bị viêm lợi ở giai đoạn sớm, giải pháp đơn giản là tăng cường thói quen chăm sóc răng miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Đánh răng sau bữa ăn, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng dung dịch nha khoa chuyên dụng ít nhất hai lần mỗi ngày giúp ngăn ngừa viêm lợi hiệu quả.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ răng miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Thiếu vitamin C là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm lợi. Do đó, hãy thường xuyên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng, thanh nhiệt, giải độc, từ đó bảo vệ cơ thể, chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây viêm lợi.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện viêm lợi an toàn, hiệu quả

Bị viêm lợi uống gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc điều trị các bệnh viêm lợi thường sử dụng các thuốc bôi tại chỗ và súc miệng có chứa thành phần kháng sinh, chống viêm. Điều này có thể giúp giảm đau và lành vết thương, tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng và khi dùng quá 5 ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, vi khuẩn, kháng thuốc. Các kháng sinh, chống viêm đường uống trị nhiễm trùng khoang miệng có thể gây giòn xương, tăng tiết acid dạ dày dẫn đến viêm loét, tăng cân, kháng thuốc... Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị virus, vi khuẩn.

Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã bào chế thành công gel bôi làm sạch và kháng khuẩn Gumimouth. Sản phẩm mang đến tác dụng:

Tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, từ đó tác động vào nguyên nhân gây bệnh

- Nano bạc: Hoạt tính kháng khuẩn của bạc đã được biết đến từ thời cổ đại và với nồng độ thấp thì không gây độc cho tế bào ở người. Các phân tử bạc thay đổi tính thấm trên màng của vi khuẩn, phá vỡ tế bào. Đồng thời, tương tác với acid nucleic và ngăn chặn quá trình sao chép, khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên.

 Các phân tử nano bạc đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội

Các phân tử nano bạc đem lại hiệu quả kháng khuẩn vượt trội

Tăng sức đề kháng của tế bào niêm mạc khoang miệng

- Kẽm salicylate: Kẽm là một chất có tác dụng tốt trong kiểm soát mảng bám. Bên cạnh đó, salicylate đem lại hiệu quả chống viêm mạnh, giảm nhanh các triệu chứng của viêm lợi như: Sưng đau, tấy đỏ,...

Giúp giảm đau, chống viêm, giảm các triệu chứng của bệnh viêm lợi

- Chiết xuất đinh hương: Tinh dầu (eugenol) trong đinh hương có hiệu quả gây tê tự nhiên mạnh, kích thích dây thần kinh, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất eugenol còn có tác dụng sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

- Chiết xuất neem: Dịch chiết ở lá và vỏ cây có tác dụng chống lại vi khuẩn S.mutans và S.faecalis. Đồng thời ức chế chống lại sự xâm nhập của nấm hiệu quả.

- Chiết xuất duối: Theo đông y, cây duối vị đắng, chát, tính mát, đem lại tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, giảm phù nề cho người mắc.

Tái tạo niêm mạc, nhanh lành vết thương, bảo vệ vùng niêm mạc bị tổn thương

- Chitosan: Có tác dụng kháng khuẩn, chống lại virus, nấm. Hiện nay, chitosan được ứng dụng nhiều trong nha khoa vì khả năng ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, có tác dụng kích thích tái tạo mô - biểu mô, nhanh làm liền vết thương. Hơn nữa, chúng còn tạo thành một lớp màng polymer trên răng và niêm mạc miệng, lợi trong một thời gian dài. Từ đó, giúp lợi nhanh chóng hồi phục.

 Gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm lợi hiệu quả

Gel làm sạch miệng và kháng khuẩn Gumimouth giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm lợi hiệu quả

Bằng sự kết hợp của những thành phần trên, Gumimouth đem lại hiệu quả hỗ trợ giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng do viêm lợi gây ra. Để nâng cao sức khỏe răng miệng, hỗ trợ cải thiện viêm lợi hiệu quả, hãy sử dụng gel bôi thảo dược Gumimouth bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bệnh viêm lợi và đặt mua sản phẩm GUMIMOUTH chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0917230950/0917185170.

Mai Anh