Viêm sưng lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người mắc mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân gây viêm sưng lợi và cách đối phó là gì? Tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây viêm sưng lợi
Theo các nhà khoa học, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm sưng lợi, nhưng nguyên nhân chính là do vi khuẩn, virus gây viêm, nhiễm trùng lợi. Các vi sinh vật này khi xâm nhập vào bên trong khoang miệng sẽ sản sinh ra những enzyme có khả năng phá hủy sự liên kết của biểu mô bên trong khoang miệng (đặc biệt là các biểu mô nối lợi với răng). Điều này khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo, từ đó gây ra viêm sưng lợi. Ngoài nguyên nhân chính kể trên, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng viêm sưng lợi:
Mắc một số bệnh lý khiến khả năng miễn dịch bị suy yếu
Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây hại. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng và gây bệnh.
Chế độ ăn không hợp lý
Thường xuyên sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, ăn những đồ lạnh buốt,… không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn có hại cho các cơ quan hô hấp, chuyển hóa trong cơ thể.
Ăn quá nhiều đường gây ảnh hưởng lớn tới tình trạng viêm sưng lợi
Do thuốc lá, rượu, bia
Thuốc lá và rượu, bia là nguyên nhân gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm sưng lợi tiến triển. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn quá mềm cũng là lý do khiến hàm răng lười hoạt động, dẫn đến hệ quả là cấu trúc bảo vệ răng yếu dần đi.
Bị viêm sưng lợi có nguy hiểm không?
Sưng lợi sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu người bệnh điều trị tích cực. Tuy nhiên, nếu người mắc chủ quan có thể dẫn các biến chứng khôn lường như:
- Khiến người mắc bị viêm lợi nặng, trong nướu có thể có mủ, gây mất răng,...
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa hay hô hấp,...
- Phụ nữ đang mang thai bị sưng lợi kéo dài có thể gây ra một loại vấn đề răng miệng, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Sinh non, suy dinh dưỡng…
Các cách chữa viêm sưng lợi
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng sưng lợi mà sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa sưng lợi từ dân gian
Trong trường hợp bạn mới bị sưng lợi, mức độ nhẹ thì chữa sưng lợi bằng các biện pháp dân gian dưới đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
Chữa sưng lợi bằng muối
Muối là một chất sát trùng tự nhiên. Do đó, nếu bị sưng lợi do viêm nhiễm, bạn nên súc miệng hàng ngày với nước muối pha loãng. Dung dịch nước muối sẽ giúp sát khuẩn, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn nên thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày. Lưu ý, bạn chỉ nên súc miệng trong khoảng 30 giây, nếu lâu quá có thể khiến men răng bị bào mòn bởi tính acid của dung dịch.
Chữa sưng lợi bằng muối rất tốt
Trị sưng lợi từ nghệ
Nghiên cứu cho thấy, nghệ có tính kháng viêm nên được sử dụng để điều trị các mảng bám trên răng, cải thiện tình trạng viêm sưng lợi. Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị gel nghệ tươi, đánh răng thật kỹ rồi bôi gel nghệ lên phần lợi bị sưng. Để yên trong 10 phút, sau đó súc miệng và loại bỏ gel nghệ. Bạn nên thực hiện với tần suất 2 lần/ngày.
Sử dụng nha đam trị sưng lợi
Nha đam ngoài công dụng làm đẹp thì còn biết đến với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng viêm lợi, sưng lợi. Bạn chỉ cần thoa lớp mỏng gel nha đam lên vị trí lợi bị sưng một thời gian rồi rửa sạch với nước ấm. Thực hiện đến khi lợi có dấu hiệu giảm sưng.
Thay đổi thói quen trị sưng lợi
Bạn nên chải răng và dùng chỉ nha khoa răng ít nhất 2 lần/ngày hoặc thường xuyên hơn theo khuyến cáo của nha sĩ; Đến các phòng khám nha khoa định kỳ để làm sạch răng; Dùng nước súc miệng có chất kháng khuẩn. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm nhiễm trong khoang miệng, trong đó có viêm sưng lợi.
Hạn chế ăn đồ cay nóng, dễ kích ứng, đồ uống có ga, nước ngọt, bánh kẹo ngọt,... dễ gây viêm, sâu răng. Tránh căng thẳng cũng là giải pháp giúp tình trạng sưng lợi không trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp cải thiện viêm sưng lợi
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp sưng lợi tiến triển nặng, bạn cần sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân như thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau. Thuốc có thể ở dạng gel bôi, đường uống,... Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dung dịch súc miệng để hỗ trợ cải thiện sưng lợi tốt hơn.
Sử dụng gel làm sạch&kháng khuẩn chứa nano bạc
Hiện nay để cải thiện tình trạng sưng lợi, nhiều người đã tìm đến phương pháp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên. Điển hình trong đó là sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn Gumimouth có thành phần chính là nano bạc. Với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, nhiễm trùng khoang miệng, nano bạc được xem là chất sát khuẩn tự nhiên, không gây kích ứng cho người dùng. Một nghiên cứu được thực hiện tại viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho thấy khả năng diệt khuẩn của nano bạc với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh khác nhau.
Bên cạnh đó, nano bạc còn kết hợp với nhiều thành phần khác như: Chiết xuất đinh hương, chiết xuất duối, chiết xuất neem cùng chitosan, kẽm salicylate giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau, ngăn chặn sự phù nề, sưng tấy, tái tạo lợi, nướu, từ đó giúp cho các vết viêm loét trên nướu, lợi lành lại nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây viêm sưng lợi (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng) nên phòng tránh tái phát hiệu quả.
Cải thiện sưng lợi nhờ gel làm sạch&kháng khuẩn Gumimouth
Trên thực tế, bệnh viêm sưng lợi không phải là tình trạng nguy hiểm nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hãy xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp sử dụng sản phẩm gel làm sạch miệng&kháng khuẩn Gumimouth để ngăn ngừa viêm sưng lợi hiệu quả, bạn nhé!
Nếu còn băn khoăn về vấn đề sưng lợi, bạn có thể gọi đến số 0917212364 để được giải đáp sớm nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/swollen-gums#prevention
https://www.webmd.com/oral-health/guide/gum-problem-basics-sore-swollen-and-bleeding-gums